2.1.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát việc chấp hành án phạt tù.
- Căn cứ các điều 26, 27, 28, 29 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và Điều 141 Luật thi hành án hình sự năm 2010 thì nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong kiểm sát việc thi hành án hình sự và kiểm sát việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù bao gồm:
+ Định kỳ và đột xuất kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án phạt tù của cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu đối với Trại giam đóng tại địa phương đó trong việc thi hành án phạt tù (nhiệm vụ này trong Quy chế kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù gọi là thường kỳ và bất thường).
+ Yêu cầu cơ quan thi hành án hình sự (án phạt tù) kiểm tra những nơi đó và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân.
+ Yêu cầu cơ quan cùng cấp, cấp dưới và người có trách nhiệm thông báo tình hình quản lý và giáo dục phạm nhân; trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
+ Kháng nghị với cơ quan cùng cấp và cấp dưới, yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật và yêu câu xử lý người vi phạm pháp luật. (Riêng nhiệm vụ này, theo Luật thi hành án hình sự năm 2010, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh khi kiểm sát trực tiếp Trại giam thuộc Bộ công an đóng trên địa bàn được quyền kiến nghi, kháng nghị).
+ Đề nghị miễn, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án; kiểm sát việc xét giảm, miễn thời hạn chấp hành án, hoãn, tạm đình chỉ.
+ Khởi tố hoặc yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố về hình sự khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm trong thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật.
+ Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
+ Viện kiểm sát có trách nhiệm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp oan sai trong việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, trả tự do theo khoản 1 Điều 28 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 cho người bị giam giữ không có căn cứ và trái pháp luật, phát hiện tội phạm trong việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, khởi tố và yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố về hình sự.
- Đối tượng của hoạt động kiểm sát việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù:
Đối tượng kiểm sát việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù (phạm nhân) là việc chấp hành pháp luật của cơ quan đơn vị và người có trách nhiệm trong việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù (Điều 2, Quy chế KSGG). Cần lưu ý cơ quan đơn vị có trách nhiệm trong việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù ở đây không chỉ có Ban giám thị các Trại giam, phân trại quản lý phạm nhân trong các Trại tạm giam mà còn bao gồm cả những cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm liên quan đến việc ra các quyết định về thi hành án, thủ tục thi hành án phạt tù, đua đối tượng đi thi hành án phạt tù; kiểm sát bản án, quyết định về thi hành án,.v.v.
- Phạm vi công tác kiểm sát quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù:
+ Phạm vi công tác kiểm sát thi hành án phạt tù bắt đầu từ khi bản án có hiệu lực pháp luật Tòa án sơ thẩm ra Quyết định thi hành án phạt tù và có Quyết đỉnh chuyển phạm nhân vào nơi chấp hành án phạt tù đến khi người phải chấp hành án phạt tù chấp hành xong hình phạt ra trại. Do vậy, ngoài quy định chung thì căn cứ để tiến hành kiểm sát nội dung này là toàn bộ chương III Luật thi hành án hình sự.
+ Kiểm sát việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù có nhiệm vụ kiểm sát việc Toà án ra quyết định thi hành án phạt tù, kiểm sát việc cơ quan Công an bắt bị án đi thi hành án phạt tù (đối với người bị kết án đang tại ngoại), kiểm sát việc hoãn và tạm đình chỉ thi hành án phạt tù, miễn chấp hành hình phạt tù, kiểm sát việc cho hưởng thời hiệu thi hành án theo quy định tại các điều 55, 57, 61 , 62 Bộ luật hình sự.
+ Kiểm sát việc tiếp nhận người chấp hành án phạt tù vào Trại giam, phân trại quản lý phạm nhân; quản lý và giáo dục họ trong suốt quá trình họ chấp hành án phạt tù. Kiểm sát việc thực hiện các chế độ đối với phạm nhân, việc tạm đình chỉ thi hành án phạt tù theo Điều 62 Bộ luật hình sự; kiểm sát việc trả tự do cho người đã chấp hành xong hình phạt tù.
2.1.2. Phương pháp kiểm sát việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù:
Căn cứ khoản 1, 4 và 5 Điều 27 Luật tổ chức VKSND, Điều 7, Điều 12, Điều 13 Quy chế KSGG, Điều 141 Luật thi hành án hình sự thì việc thực hiện chức năng kiểm sát được thông qua 04 phương thức sau:
- Kiểm sát định kỳ việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù:
+ Đối với cấp tỉnh và huyện 03 tháng/1 lần trực tiếp kiểm sát từng mặt, 06 tháng/ 1 lần trực tiếp kiểm sát toàn diện tại Nhà tạm giữ, Trại tạm giam (trong đó có công tác quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù); đối với Trại giam 01 năm 01 lần kiểm sát toàn diện.
+ Khi kết thúc cuộc kiểm sát trực tiếp, mỗi cuộc kiểm sát định kỳ, Viện kiểm sát phải có kết luận bằng văn bản (khoản 1 Điều 7 Quy chế 959/2007/QĐ-VKSTC-V4 ngày 17/9/2007). Cần hiểu rõ "03 tháng phải trực tiếp kiểm sát từng mặt, 06 tháng phải trực tiếp kiểm sát toàn diện tại Nhà tạm giũ, Trại tạm giam" là 3 tháng đầu năm kế hoạch và 3 tháng đầu của cuối năm kế hoạch kiểm sát định kỳ từng mặt, 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm kiểm sát toàn diện 0 1 lần (như vậy 1 năm có 4 lần kiểm sát định kỳ tại Nhà tạm giữ, Trại tạm giam).
+ Khi tiến hành kiểm sát định kỳ có thể đi sâu kiểm sát toàn bộ việc chấp hành pháp luật trong quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù hoặc cũng có thể kiểm sát những vấn đề nào thấy cần thiết hoặc kiểm sát những vi phạm đã được phát hiện của lần kiểm sát trước mà VKS đã kháng nghị yêu cầu sửa chữa, xem kết quả tiếp thu khắc phục vi phạm của Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam.
+ Đối với Trại giam, trước mắt vẫn thực hiện theo Quy chế 959/2007/QĐ-VKSTC-V4 ngày 17/9/2007 là kiểm sát toàn diện mỗi năm 01 lần và kiểm sát đột xuất khi thấy cần thiết.
- Kiểm sát đột xuất việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù:
+ Khi thực hiện công tác kiểm sát, VKS có quyền kiểm sát đột xuất Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, Trại giam (Khoản 1, Điều 27 Luật tổ chức VKSND).
+ Điều kiện để áp dụng phương thức này là: Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra.ở Nhà tạm giữ, Trại tạm giam và Trại giam xét thấy cần phải kiểm sát thì phải tiến hành thể ám sát ngay bất kỳ thời gian nào, không kể là ngày hay đêm, miễn là khi kiểm sát viên nhận được nguồn thông tin đáng tin cậy, có cơ sở để xác định là có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng ở nơi giam giữ như. Người chấp hành án phạt tù trốn, phạm tội mới, chết do tai nạn lao động hoặc dịch bệnh, chết bất thường không rõ nguyên nhân, tự tử chết... Sau khi kiểm sát phải có kết luận bằng văn bản xác đinh nguyên nhân và hậu quả (nếu có) do hành vi vi phạm pháp luật gây ra. Yêu cầu Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm gzam, Trại giam nơi đã kiểm sát có biện pháp chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật và xử lý người vi phạm pháp luật. (Khoản 2, Điều 7 Quy chế 959/2007/QĐ- VKSTC-V4 ngày 17/9/2007).
- Yêu cầu cơ quan cùng cấp hoặc cấp dưới trực tiếp quản tý Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, Trại giam tự kiểm tra và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát.
+ Đây là phương thức được áp dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Luật Tổ chức VKSND năm 2002 và Điều 12 Quy chế 959/2007/QĐ-VKSTC-V4 ngày 17/9/2007.
+ Tuỳ theo tình hình, căn cứ vào tính chất, mức độ của vi phạm của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam và Trại giam hoặc do yêu cầu thông tin mà có thể yêu cầu cơ quan quản lý Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, Trại giam kiểm tra những nơi đó và thông báo kết quả theo quy định.
+ Yêu cầu tự kiểm tra thường được áp dụng khi phát hiện có dấu hiện vi phạm pháp luật hoặc đã có vi phạm xảy ra ở nơi giam giữ nhưng chưa có điều kiện để kiểm sát. Mặt khác Kiểm sát viên cũng phải có cơ sở để khẳng định việc tự kiểm tra của cơquan quản lý Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, Trại giam là khách quan và đạt hiệu quả thì áp dụng thẩm quyền này.
+ Khi yêu cầu tự kiểm tra, VKS phải yêu cầu kiểm tra những vấn đề gì và cũng chỉ nên tập trung vào một số việc chính, không nên yêu cầu quá nhiều việc, không yêu cầu một cách tràn lan, không cần thiết. . .
- Yêu cầu cơ quan cùng cấp hoặc cấp dưới, người có trách nhiệm trong quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù thông báo tình hình chấp hành pháp luật trong quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
Đây là phương thức được áp dụng theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Luật Tổ chức VKSND năm 2002 và Điêu 13 Quy chế 959/2007/QĐ-VKSTC-V4 ngày 17/9/2007.
Chú ý: Trong 04 biện pháp kiểm sát trên, cần đặc biệt lưu ý tới 2 biện pháp chính là trực tiếp kiểm sát thường kỳ và trực tiếp kiểm sát bất thường. Trong quá trình kiểm sát, khi thấy không cần thiết phải áp dụng phương thức kiểm sát trực tiếp, thì Kiểm sát viên có thể báo cáo đề xuất Lãnh đạo Viện kiểm sát áp dụng phương thức kiểm sát khác. Việc quyết định áp dụng biện pháp kiểm sát nào cần căn cứ vào đối tượng, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để vận dụng các phương pháp áp dụng cho phù hợp có hiệu quả nhất.
2.1.3. Các biện pháp pháp lý nhằm đình chỉ, bãi bỏ, chấm dứt các vi phạm pháp luật trong việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
- Kháng nghị các quyết định và hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
- Quyết định trả tự do cho phạm nhân bị giam, giữ trái pháp luật, không có căn cứ;
- Khởi tố hoặc yêu cầu Cơ quan quản lý giam giữ có thẩm quyền (Trại giam) khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật khi có dấu hiệu tội phạm trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù (mà đối tượng không thuộc các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và người phạm tội là cán bộ, nhân viên làm công tác tư pháp).
- Yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật khi có dấu hiệu tội phạm trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù (nếu đối tượng không thuộc các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và người phạm tội là cán bộ, nhân viên làm công tác tư pháp).
- Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thuộc các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, nhân viên làm công tác tư pháp trong quản lý giam giữ, thì Kiểm sát viên phải ghi chép đầy đủ các tình tiết có liên quan, sao chụp hiện trường, xem xét dấu vết, lấy lời khai,...báo cáo với Vụ 4 và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao để xem xét, quyết định việc khởi tố vụ án hình sự.
2.1.4. Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát việc quản lí và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
a. Các bước tiến hành công tác kiểm sát.
- Công tác chuẩn bị:
+ Căn cứ Điều 7 Quy chế KSGG thì thường kỳ (định kỳ) Viện kiểm sát trực tiếp kiểm sát toàn diện Trại giam mỗi năm một lần; định kỳ 3 tháng kiểm sát từng mặt, 6 tháng kiểm sát toàn diện ở Trại tạm giam (trong đó có kiểm sát việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù) và bất thường (đột xuất) kiểm sát khi thấy cần thiết.
+ Trước khi tiến hành cuộc kiểm sát định kỳ và đột xuất tại Trại giam, Trại tạm giam, Kiểm sát viên phải tập hợp tất cả các thông tin thu nhận được về tình hình chấp hành pháp luật tại Trại giam trong thời điểm cần kiểm sát để có căn cứ xây dựng kế hoạch kiểm sát. Các nguồn thông tin có thể là kết quả theo dõi hoạt động quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù của đơn vị mình, qua hồ sơ, tài liệu liên quan, qua báo cáo của người có trách nhiệm, qua kiến nghị của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, qua khiếu nại, tố cáo của người chấp hành hình phạt tù hoặc thân nhân của họ và của công dân, qua các phương tiện thông tin đại chúng. Sau đó, Kiểm sát viên phải xây dựng nội dung cần tiến hành kiểm sát.
+ Kiểm sát viên viết dự thảo Quyết định kiểm sát và kế hoạch kiểm sát trình lãnh đạo Viện kiểm sát ký ban hành. Kế hoạch kiểm sát phải cụ thể, chi tiết về nội dung, nêu rõ trọng điểm cần quan tâm khi tiến hành kiểm sát (những lĩnh vực mà Kiểm sát viên đã có thông tin về vi phạm hoặc thường hay xảy ra vi phạm) và thời gian kiểm sát. Trong trường hợp cần cung cấp số liệu, hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ cho cuộc kiểm sát, thì kiểm sát viên phải nêu rõ trong kế hoạch. Kế hoạch này phải được lãnh đạo đơn vị duyệt trước khi ban hành.
+ Quyết định và kế hoạch kiểm sát, dự kiến lịch làm việc phải được gửi trước cho Ban giám thị Trại giam một khoảng thời gian nhất định (tuỳ theo nội dung kiểm sát nhiều hay ít) để có thời gian chuẩn bị.
+ Dự kiến phân công cán bộ thực hiện các nội dung theo kế hoạch kiểm sát và chuẩn bị phương tiện, vật chất cần thiết phục vụ trực tiếp kiểm sát tại Trại giam.
- Tổ chức thực hiện cuộc kiểm sát.
+ Khi tiến hành cuộc kiểm sát, Kiểm sát viên cùng Ban giám thị Trại giam thông qua nội dung chương trình cuộc kiểm sát, thành phần tham gia và các yêu cầu liên quan phục vụ cuộc kiểm sát (Yêu cầu Trại giam cung cấp hồ sơ, sổ sách, số liệu, tài liệu liên quan, con người phối hợp với đoàn kiểm sát. . .).
+ Nghe Giám thị Trại giam, Trại tạm giam báo cáo về số liệu, tình hình hoạt động, tình hình chấp hành pháp luật, những ưu điểm tốn tại trong việc quản lý, giáo dục người chấp hành án phạt tù của Trại giam, Trại tạm giam trong thời điểm kiểm sát. Những đề xuất, kiến nghị của Ban giám thị (nếu có). Sau khi nghe báo cáo, Kiểm sát viên có thể hỏi hoặc yêu cầu báo cáo cụ thể những vấn đề chưa rõ.
+ Tiến hành các hoạt động kiểm sát (kiểm tra hồ sơ, sổ sách, tài liệu, xem xét thực tế nơi quản lý, giáo dục phạm nhân, lao động, thăm gặp, kỷ luật, căng tin, trạm xá, gặp hỏi người chấp hành án phạt tù . . . )
+ Các hoạt động kiểm sát đều phải được ghi chép, lập hồ sơ, lập biên bản (nếu cần thiết) có ký xác nhận của đoàn kiểm sát và Ban giám thị Trại giam để phục vụ cho kết luận và kiến nghị, kháng nghị. Sau mỗi cuộc kiểm sát, Viện kiểm sát phải có kết luận bằng văn bản.
- Tổng hợp, xây dựng kết luận và công bố kết luận.
+ Sau khi thu thập được các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung công tác kiểm sát, Kiểm sát viên tổng hợp tình hình chấp hành pháp luật trong công tác quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù tại Trại giam, Trại tạm giam;
+ Đối chiếu với các quy định của pháp luật để xác định những ưu điểm, vi phạm tồn tại; xác định nguyên nhân của những ưu điểm, vi phạm tồn tại; tiến hành phân loại các loại vi phạm, tính chất, mức độ, hậu quả của vi phạm tồn tại theo quy định tại điều, khoản của văn bản pháp luật nào để xác định kiến nghị, kháng nghị hay yêu cầu khởi tố; từ đó xây dựng kết luận.
+ Sau khi thống nhất với Ban giám thị Trại tạm giam, Trại giam về thời gian, địa điểm, tiến hành công bố kết luận. Tại buổi công bố kết luận, Kiểm sát viên phải ghi nhận những ý kiến giải trình của đơn vị được kiểm sát và giải thích, phân tích những ý kiến phản hồi (nếu thấy cần thiết).
+ Ban hành kết luận chính thức (sao, gửi đến những đơn vị có liên quan).
+ Hoàn chỉnh hồ sơ trực tiếp kiểm sát.
Lưu ý: Trên đây là các bước tiến hành trực tiếp kiểm sát định kỳ và đột xuất việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù. Còn khi thực hiện quyền yêu cần tự kiểm tra, yêu cầu thông báo vẫn áp dụng các bước trên nhưng ở mỗi bước sẽ có sự thay đổi, giảm bớt các thao tác nghiệp vụ cho phù hợp.
b. Nội dung công tác kiểm sát việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
* Kiểm sát việc đảm bảo các thủ tục pháp luật trong thi hành án phạt tù:
Kiểm sát việc ra quyết định thi hành án phạt tù:
Khi kiểm sát việc ra quyết định thi hành án phạt tù thì Kiểm sát viên phải kiểm sát tính có căn cứ, hợp pháp của việc ra quyết định thi hành án theo các quy định của BLTTHS và các quy định tại Điều 21 Luật thi hành án hình sự, cụ thể:
- Quyết định thi hành án phải ghi rõ họ tên, chức vụ người ra quyết định; bản án, quyết định được thi hành bảo đảm đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành quyết định thi hành án; Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị kết án; thời hạn chấp hành án phạt tù, thời hạn chấp hành hình phạt bổ sung. Trường hợp người bị kết án đang tại ngoại, quyết định thi hành án phải ghi rõ trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, người bị kết án phải có mặt tại cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người đó làm việc.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án phạt tù và hình phạt bổ sung, Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định thi hành án cho cá nhân, cơ quan sau đây: Người chấp hành án; Viện kiểm sát cùng cấp; Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu; Trại tạm giam nơi người phải chấp hành án đang bị tạm giam; Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người phải chấp hành án đang bị tạm giam tại nhà tạm giữ hoặc đang tại ngoại; Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
- Để kiểm sát vấn đề này, Viện kiểm sát cần theo dõi thời điểm bản án và quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Chủ động nắm bắt các bản án có hiệu lực pháp luật và thông qua quan hệ phối hợp với công tác kiểm sát xét xử hình sự. Mặt khác, cần chủ động nắm bắt các trường hợp Tòa án ủy thác thi hành án để biết thời điểm bản án được ủy thác và thời điểm phải ra quyết định thi hành án. Chủ động nắm bắt các quyết định thi hành án của Tòa án, yêu cầu Tòa án cung cấp đầy đủ các quyết định đó hoặc thông qua việc áp dụng quyền "yêu cầu" để kiểm sát việc Tòa án ra quyết định thi hành án. Ngoài ra, các Viện kiểm sát cần có sổ theo dõi việc ra quyết định thi hành án để ghi chép, cập nhật thường xuyên và đầy đủ các quyết định thi hành án của Tòa án. Thông qua việc ghi chép sổ sách đầy đủ, Kiểm sát viên có thể phát hiện ra những bản án chưa có quyết định thi hành án, thời hạn ra quyết định đã hết hay sắp hết để có biện pháp kịp thời tác động.
Kiểm sát việc thi hành quyết định thi hành án phạt tù:
- Khi kiểm sát việc thi hành quyết định thi hành án phạt tù, Kiểm sát viên phải đảm bảo thực hiện đúng theo các quy định của BLTTHS và quy định tại Điều 22 Luật thi hành án hình sự.
- Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, Kiểm sát viên cần chú ý nắm bắt các trường hợp: Người bị kết án đã hoặc chưa đi thi hành án, lý do tại sao chưa thi hành án; Những trường hợp người bị kết án được tạm đình chỉ và ra khỏi trại giam để theo dõi, quản lý. Khi hết thời hạn tạm đình chỉ hoặc lý do được tạm đình chỉ không còn, theo quy định tại Điều 262 BLTTHS. Đối với những trường hợp người bị kết án phạt tù nhưng hiện chưa đi chấp hành án, Viện kiểm sát cần có biện pháp chủ động phối hợp với Tòa án để rà soát lại các đối tượng đó, phân loại các đối tượng này để có biện pháp xử lý như: Yêu cầu cơ quan Công an ra quyết định truy nã hoặc tổ chức kiểm tra nơi người trốn thi hành án cư trú, vận động người thân của các đối tượng thuyết phục đối tượng ra chấp hành án.
Kiểm sát việc hoãn thi hành án phạt tù.
- Kiểm sát thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù bảo đảm thực hiện đúng theo quy định tại Điều 23 Luật thi hành án hình sự, cụ thể:
+ Đối với người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có thể tự mình hoặc theo đơn đề nghị của người bị kết án, văn bản đề nghị của Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người phải chấp hành án cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người phải chấp hành án làm việc ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù. Đơn đề nghị hoặc văn bản đề nghị phải được gửi cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án kèm theo các giấy tờ có liên quan.
+ Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đơn hoặc văn bản đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải xem xét, quyết định.
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, Tòa án đã ra quyết định hoãn phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau: Người chấp hành án; Viện kiểm sát cùng cấp; Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu; Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được hoãn thi hành án đang cư trú; Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
- Kiểm sát căn cứ mà Tòa án quyết định hoãn chấp hành án phạt tù bảo đảm thực hiện đúng quy định tại Điều 61 BLHS, cụ thể:
+ Người bị kết án bị bệnh nặng. Đó là những trường hợp người bị kết án bị ốm đến mức không thể đi chấp hành hình phạt tù được, nếu bắt họ đi chấp hành có thể nguy hiểm đến tính mạng và việc kết luận họ có ốm nặng hay không phải do Hội đồng giám định y khoa kết luận, Hội đồng này có thể do Viện kiểm sát hoặc Tòa án thành lập nhưng chi phí giám định do người bị kết án chịu.
+ Người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.
+ Người bị kết án là lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
+ Người bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công việc cần hoãn thi hành án.
+ Những đối tượng trên khi được cho hoãn thi hành án phải có đầy đủ các tài liệu để chứng minh (đơn xin hoãn thi hành án, hồ sơ có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan nơi người đó đã công tác…).
+ Kiểm sát việc thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù bảo đảm đúng theo quy định tại Điều 24 Luật thi hành án hình sự;
- Để kiểm sát việc hoãn thi hành án có hiệu quả, Kiểm sát viên phải chú ý các hoạt động sau:
+ Chủ động nắm bắt những trường hợp thi hành án phạt tù được Tòa án cho hoãn, ghi chép vào sổ thi hành án nói chung và sổ theo dõi thi hành án phạt tù nói riêng.
+ Yêu cầu Tòa án cung cấp hồ sơ, tài liệu hoãn thi hành án phạt tù để Viện kiểm sát kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của việc hoãn. Nếu phát hiện thấy Tòa án ra quyết định hoãn thi hành án phạt tù trái pháp luật thì Kiểm sát viên báo cáo Lãnh đạo Viện để kháng nghị yêu cầu Tòa án chấm dứt việc hoãn thi hành án và ra quyết định thi hành án đối với người bị kết án.
Kiểm sát việc tiếp nhận người chấp hành án phạt tù:
- Đảm bảo việc tiếp nhận người chấp hành án phạt tù (phạm nhân) vào Trại giam, phân trại quản lý phạm nhân đúng quy định của pháp luật; Phải có hồ sơ phạm nhân, trong hồ sơ phạm nhân phải có đầy đủ theo quy định tại điều 8 Quy chế trại giam ban hành kèm theo Nghị định số 113/2008/NĐ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ và các điều 25, 26, 41 Luật thi hành án hình sự năm 2010. Cụ thể là trong hồ sơ phải có:
+ Bản án đã có hiệu lực pháp luật; trường hợp xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì có bản án sơ thẩm kèm theo;
+ Quyết định thi hành án;
+ Danh chỉ bản xác định căn cước của người bị kết án tù; Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ khác chứng minh quốc tịch đối với người bị kết án tù là người nước ngoài;
+ Phiếu khám sức khoẻ và các tài liệu liên quan đến sức khoẻ (nếu có) của người bị kết án;
+ Quyết định của cơ quan quản lý trại giam đưa người bị kết án tù vào trại giam; Những tài liệu khác có liên quan đến người bị kết án tù (nếu có);
+ Nhận xét thái độ chấp hành nội quy, quy chế trại tạm giam, xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù (nếu là phạm nhân chuyển trại);
+ Đối với con của người bị kết án tù theo bố hoặc mẹ vào trại giam phải có giấy khai sinh. Trường hợp chưa có giấy khai sinh phải có giấy tờ sau: Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ em sinh và cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng; trường hợp không có các giấy tờ trên thi phải có báo cáo bằng văn bản của trại giam chuyển phạm nhân đến kèm theo giấy cam đoan của bố hoặc mẹ về việc sinh là có thực.
- Đảm bảo các thủ tục quản lý sau khi nhận phạm nhân vào Trại giam như: khám sức khoẻ, thông báo cho Toà án và gia đình phạm nhân biết nơi thi hành án của bị án;
- Đảm bảo Chế độ học tập, học nghề và được thông tin của phạm nhân; Chế độ lao động của phạm nhân; Sử dụng kết quả lao động của phạm nhân thực hiện đúng các quy định tại Điều 28, 29, 30 Luật thi hành án hình sự;
- Đảm bảo việc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; thi hành quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù theo quy định tại Điều 262 BLTTHS, Điều 31, 32 Luật thi hành án hình sự;
- Đảm bảo việc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù; miễn chấp hành án phạt tù thực hiện theo đúng quy định tại Điều 33, 34 Luật thi hành án hình sự;
- Đảm bảo việc thực hiện các quy định về thủ tục đưa phạm nhân ra khỏi trại giam. Hồ sơ đưa người chấp hành án phạt tù ra khỏi Trại giam phải có: Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù; Quyết định đặc xá tha tù của Chủ tịch nước; Quyết định trả tự do của Viện kiểm sát; Quyết định của Toà án; Lệnh trích xuất; Quyết định điều chuyển; Quyết định đưa đi khám và điều trị bệnh ở bệnh viện của Nhà nước…
- Bảo đảm việc cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù cho phạm nhân theo đung quy định của pháp luật, việc thông báo trước 2 tháng khi phạm nhân chấp hành xong hình phạt tù (Điêu 40 Luật thi hành án hình sự).
- Bảo đảm các thủ tục khi phạm nhân chết, việc trả tự do cho phạm nhân, việc thi quyết định tiếp nhận, chuyển giao đối với người đang chấp hành án phạt tù theo đúng quy định tai các điều 40, 41, 49 Luật thi hành án hình sự.
Kiểm sát việc quản lý giam giữ, dẫn giải người chấp hành án phạt tù.
- Kiểm sát việc thực hiện phân loại giam giữ và tổ chức giam giữ theo quy định tại Điều 27 Luật thi hành án hình sự.
- Kiểm sát việc quản lý canh gác, dẫn giải, việc trích xuất, kiểm soát phạm nhân theo quy định của Luật thi hành án hình sự và quy định về tuần tra, kiểm soát, bảo vệ Trại giam và dẫn giải phạm nhân ban hành kèm theo Quyết định 1609/2006/QĐ-BCA(V26) ngày 27/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Công an.
- Tình hình chấp hành nội quy, Quy chế trại giam (tổng số vi phạm kỷ luật đã xử lý theo Điều 38 Luật thi hành án hình sự).
* Kiểm sát đảm bảo việc thực hiện các chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân.
- Bảo đảm việc thực hiện chế độ ăn, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế của phạm nhân và chế độ ăn, mặc của trẻ em là con phạm nhân; Đảm bảo thực hiện chế độ lao động, học tập của phạm nhân theo quy định từ Điều 15 đến Điều 26 Quy chế trại giam ban hành kèm theo Nghị định số 113/2008/NĐ-CP ngày 28/10/2008 của Chính Phủ và các điều 28, 29 và từ Điều 42 đến Điều 52 Luật thi hành án hình sự. Chế độ lao động và sử dụng kết quả lao động, dạy nghề của phạm nhân trong Trại giam theo Thông tư liên tịch số 04/2010/TTLT-BTC-BCA-BQP ngày 12/01/2010 của …và Điều 30 Luật thi hành án hình sự.
- Kiểm sát việc thực hiện chế độ học văn hóa xóa mù chữ cho phạm nhân chưa biết chữ, phổ cập giáo dục cho phạm nhân là người chưa thành niên, (Điều 28 Luật thi hành án hình sự) . .
- Kiểm sát việc thực hiện chế độ thăm gặp thân nhân, nhận quà, chế độ liên lạc của phạm nhân (Điều 46,47 Luật thi hành án hình sự).
- Kiểm sát việc thực hiện chế độ đối với phạm nhân nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; chế độ đối với phạm nhân là người chưa thành niên (Điều 45 và mục 3 chương III Luật thi hành án hình sự).
- Kiểm sát việc thực hiện khen thưởng, kỷ luật đối với phạm nhân (Điều 36, 38 Luật thi hành án hình sự) .
- Kiểm tra việc thực hiện công tác giáo dục pháp luật giáo dục công dân, học tập nội quy Quy chế trại giam. Đánh giá nhận xét, xếp loại thỉ đua chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân.
- Thực hiện chế độ giảm thời hạn chấp hành án phạt tù khi họ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
- Chế độ tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù khi họ bị ốm nặng không có khả năng chấp hành án . . .
* Kiểm sát việc đảm bảo tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm cho phạm nhân và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ, được tôn trọng.
- Đây là nội dung kiểm sát nhằm bảo vệ các quyền còn lại mà pháp luật không tước bỏ khi một người đang là công dân trở thành người chấp hành án phạt tù (phạm nhân), gồm:
+ Quyền về khiếu nại, tố cáo của phạm nhân (Điều 150, 154 Luật thi hành án hình sự) .
+ Quyền đảm bảo tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm cho phạm nhân Đây là các quyền được sống, quyền con người được Hiến pháp quy định.
+ Quyền về tài sản, như việc sử dụng tiền lưu ký khi chấp hành án phạt tù.
- Khi tiến hành kiểm sát, Kiểm sát viên cần lưu ý các vấn đề chủ yếu sau đây:
+ Đối với việc đưa phạm nhân đến chấp hành án phạt tù tại các Nhà tạm giữ, khi tiến hành kiểm sát cần áp dụng các quy định tại Thông tư liên tịch số 07f2004/TTLTIBCA-VKSTC ngày 29/4/2004 hướng dẫn thực hiện một số quy định về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân chấp hành án phạt tù tại nhà tạm giữ;
+ Việc phân loại và tổ chức giam giữ phạm nhân theo loại, việc nâng hạ loại được quy định chi tiết tại Quyết định số 919/20021QĐ-BCA(V26) ngày 01/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định về phân loại và tổ chức giam giữ phạm nhân theo loại và Hướng dẫn số 595/V26-P4 ngày 02/4/2008 của Cục V26 về thực hiện Quyết định số 91912002/QĐ-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về phân loại và tổ chức giam giữ phạm nhân theo loại.
+ Các chế độ và lợi ích của phạm nhân như khen thưởng, giảm án và đặc xá đều căn cứ vào việc xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù của phạm nhân, khi tiến hành kiểm sát cần nắm vững các quy định tại Quyết định số 1269/2002/QĐ-BCA(V26) ngày 17/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc ban hành 4 tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù và quy định xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù và Hướng dẫn số 2499/HD-V26(P6) ngày 13/4/2006 của Cục V26 thực hiện quyết định số 1269/2002/QĐ-BCA(V26) của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành 4 tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù và quy định xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù.
* Kiểm sát việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên.
- Khi kiểm sát việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, Kiểm sát viên cần đảm bảo Phạm nhân là người chưa thành niên chấp hành án theo quy định tại các điều 50; 51, 52, 53 Luật thi hành án hình sự và các quy định khác không trái với quy định các điều trên.
- Khi phạm nhân đủ 18 tuổi thì chuyển sang thực hiện chế độ quản lý giam giữ, giáo dục đối với người đã thành niên.
c. Các bước kiểm sát việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
Trong mỗi cuộc kiểm sát định kỳ trực tiếp tại Trại giam, phân trại quản lý phạm nhân có thể chia ra làm 3 giai đoạn chính, gồm:
Giai đoạn chuẩn bị: Nắm tình hình thu thập tài liệu, thông tin để quản lý được những ưu điểm, những vi phạm pháp luật trong việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; chuẩn bị phương tiện vật chất, con người thực hiện.
Giai đoạn thực hiện: Trực tiếp tiến hành kiểm sát, phát hiện vi phạm và áp dụng pháp luật loại trừ vi phạm.
Giai đoạn kết thúc: Ban hành văn bản kết luận, kiến nghị hoặc kháng nghị, Quyết định. . .v.v, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kiến nghị, kháng nghị,v.v.
* Kỹ năng nắm tình hình, thu thập tài liệu, thông tin để quản lý được những ưu điểm, những vi phạm pháp luật trong việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
- Kỹ năng nắm tình hình, thu thập tài liệu.
+ Để quản lý tình hình chấp hành pháp luật ở Trại giam, phân trại quản lý phạm nhân; Kiểm sát viên cần lập hồ sơ theo dõi quá trình chấp hành pháp luật của Trại giam, Trại tạm giam mà mình được kiểm sát. Hồ sơ này sẽ giúp kiểm sát viên nắm được tình hình chấp hành pháp luật về quản lý phạm nhân trong Trại giam, phân trại quản lý phạm nhân trong Trại tạm giam. Tài liệu này làm cơ sở để áp dụng các biện pháp nghiệp vụ như kiểm sát bất thường, yêu cầu báo cáo kết quả tự kiểm tra, kiểm sát việc thực hiện kháng nghị của Viện kiểm sát .
+ Việc thu thập tài liệu, thông tin qua các nguồn: kết quả theo dõi hoạt động quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù của VKS, qua hồ sơ, tài liệu liên quan, qua báo cáo của người có trách nhiệm, qua kiến nghị của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, qua khiếu nại, tố cáo của người chấp hanh hình phạt tù hoặc thân nhân của họ và của công dân, qua các phương tiện thông tin đại chúng.v.v.
+ Nghe giám thị Trại giam, phân trại quản lý phạm nhân báo cáo về tình hình chấp hành pháp luật trong việc quản lý và giáo dục pháp luật trong quản lý và giáo dục phạm nhân. Báo cáo này đảm bảo yêu cầu, kế hoạch kiểm sát của Viện kiểm sát theo nội dung kiểm sát định kỳ.
- Kiểm tra xác minh các vi phạm pháp luật, làm rõ nguyên nhân vi phạm.
+ Kiểm tra thực tế tại các buồng giam nhà ký luật, nhà giam riêng, nơi lao động dạy nghề, nơi thăm gặp gia đình của phạm nhân, nơi bán hàng căng tin, bếp nấu ăn, nhà ăn tập thể của phạm nhân đê phát hiện vi phạm trong việc quản lý giam giữ, thực hiện chế độ đối với phạm nhân.
+ Kiểm tra hồ sơ, sổ sách, tài liệu về quá trình quản lý, giáo dục phạm nhân. Đây là yêu cầu quan trọng số một khi kiểm sát trực tiếp Trại giam. Qua nghiên cứu hồ sơ phạm nhân sẽ phát hiện được rất nhiều vi phạm trong quản lý giam, giữ, trong thực hiện chế độ đối với phạm nhân cũng như thực hiện các quyền của họ không bị pháp luật tước bỏ tôn trọng.
+ Khi nghiên cứu hồ sơ, Kiểm sát viên phải đặt ra yêu cầu của việc nghiên cứu Có nhiều loại hồ sơ như: Hồ sơ phạm nhân trốn, phạm nhân chết, trích xuất, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù; hồ sơ kỷ luật, phạm tội mới . . . Phải có phương pháp nghiên cứu hồ sơ và phát hiện vi phạm thông qua nghiên cứu hồ sơ.
+ Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, Kiểm sát viên chú ý so sánh các tài liệu để phát hiện vi phạm và những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến vi phạm, cá thể hóa trách nhiệm.
+ Kiểm danh, kiểm diện và gặp hỏi phạm nhân khi cần thiết; kiểm tra bệnh xá, hỏi phạm nhân, cán bộ y tế xem tình hình ốm đau, bệnh hiểm nghèo của phạm nhân.
+ Trên thực tế cho thấy, khi kiểm tra nơi lao động, dạy nghề cho phạm nhân cũng có thể phát hiện nhiều vi phạm về việc quản lý và giáo dục phạm nhân; về canh gác, dẫn giải sử dụng phạm nhân làm việc không theo yêu cầu công tác cải tạo. Ngoài ra, có thể liệt kê nhiều việc mà Kiểm sát viên cần tiến hành kiểm tra để phát hiện vi phạm, xác minh làm rõ nguyên nhân vi phạm, cá thể hóa trách nhiệm của từng tổ đội nghiệp vu và cá nhân.
+ Các hoạt động kiểm sát đều phải được ghi chép, lập hồ sơ, sao in, lập biên bản (nếu cần thiết) có ký xác nhận của đoàn kiểm sát và Ban giám thị Trại giam, Trại tạm giam để phục vụ cho kết luận và kiến nghị, kháng nghị.
* Kỹ năng áp dụng pháp luật loại trừ vi phạm.
- Áp dụng các biện pháp pháp luật để loại trừ những vi phạm, tồn tại trong công tác quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù là nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, được quy định tại các điều 6, 27, 28 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002.
- Trong quá trình kiểm sát việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, Kiểm sát viên và cán bộ phải luôn có ý thức phát hiện vi phạm, xác minh vi phạm, làm rõ nguyên nhân vi phạm, quy rõ trách nhiệm của cơ quan đơn vị và người có vi phạm.
- Tùy theo tính chất, hậu quả, loại vi phạm mà áp dụng các biện pháp loại trừ vi phạm, như: ra quyết định trả tự do, kháng nghị yêu cầu đình chỉ hành vi vi phạm hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm (trái luật), kiến nghị, khởi tố hoặc yêu cầu khởi tố về hình sự.
- Để áp dụng pháp luật loại trừ vi phạm chính xác, hiệu quả, cần xác định nhóm vi phạm pháp luật, như sau:
+ Việc giam giữ người chấp hành án phạt tù không có căn cứ, trái pháp luật: là đưa vào giam giữ người chấp.hành án phạt tù không có lệnh, quyết định của người có thẩm quyền; bản án hết thời hiệu thi hành, đã hết thời hạn chấp hành hình phạt tù mà không bị giam, giữ về hành vi phạm tội khác, hoặc đã có quyết định đặc xá, quyết định giảm hết thời hạn chấp hành hình phạt tù, quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án mà vẫn bị giam giữ.
+ Bản án, quyết định về việc thi hành hình phạt tù trái pháp luật. Những quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật trong việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù có vi phạm pháp luật thì kháng nghị. Những bản án, quyết định về thi hành án có sai sót nhỏ, lẻ, .. thì kiến nghỉ yêu cầu khắc phục, đính chính. Những Bản án có vi phạm nghiêm trọng về tố tụng thì báo cáo đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm.
+ Những vi phạm pháp luật khác, như vi phạm chế độ quản lý, giáo dục, dẫn giải, vi phạm chế độ ăn, mặc,ở, khám chữa bệnh, thăm gặp, nhận quà,..vi phạm đến tính mạng, sức khỏe, chế độ lao động, học tập và các quyền khác của người chấp hành án phạt tù không bị pháp luật tước bỏ; thiếu trách nhiệm để xảy ra hậu quả trong quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù…
- Đối với những vi phạm nêu trên, Viện kiểm sát kháng nghị yêu cầu đình chỉ việc làm đó và xử lý người vi phạm. Các vi phạm chỉ dừng ở mức độ nhỏ, do nhiều nguyên nhân khách quan thì tổng hợp kiến nghị. Ví dụ: Việc ra Quyết định thi hành án chậm hoặc có sai sót nhỏ như "tên" hoặc "tên đệm" hoặc "năm sinh,,, "Quê quán", "Trú quán" thì kiến nghị đính chính, nhưng Quyết định thi hành án đó sai về: Thẩm quyền ra quyết định hoặc sai cơ bản về mức án hoặc hình phạt hoặc họ và tên, năm sinh so với bản án đã tuyên thì phải kháng nghị yêu cầu hủy bỏ,v.v.
- Chỉ kháng nghị, kiến nghị đối với cơ quan cùng cấp hoặc cấp dưới thuộc phạm vi kiểm sát. Nếu phát hiện vi phạm của cơ quan cấp trên thuộc thẩm quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp trên thì báo cáo lên Viện kiểm sát cấp trên để kháng, kiến nghị theo thẩm quyền. Trong quá trình kiểm sát, nếu thấy vi phạm thuộc lỗi trực tiếp của cơ quan quản lý giam giữ thuộc thẩm quyền kiểm sát thì kháng nghị yêu cầu khắc phục ngay vi phạm và yêu cầu xử lý nghiêm những người trực tiếp gây ra vi phạm đó. Nếu vi phạm đó không phải là lỗi của cơ quan trực tiếp quản lý giam giữ mà thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng,.. thì báo cáo Viện trưởng để có biện pháp giải quyết kịp thời (thường kiến nghị, yêu cầu). VKSND cấp tỉnh nơi có Trại giam của Bộ Công an đóng trên địa bàn khi tiến hành kiểm sát trực tiếp được quyền kháng nghị, kiến nghị đối với Giám thị Trại giam đó.
- Các vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có đủ căn cứ để xử lý về hình sự về một trong số những tội xâm phạm hoạt động tư pháp và các tội có liên quan đến giam, giữ, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù thì ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu cơ quan điều tra có thẩm quyền khởi tố.
* Nội dung, phương pháp quyết định trả tự do cho phạm nhân bị giam giữ không có căn cứ và trái pháp luật.
- Viện kiểm sát ra Quyết định trả tự do cho phạm nhân bị giam giữ không có căn cứ và trái pháp luật là một nội dung được quy định tại khoản 1, Điều 28 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002. Đây là một biện pháp pháp lý quán trọng góp phần bảo đảm .quyền tự do thân thê, quyền tự do dân chủ của công dân theo quy định tại Điều 72 Hiến pháp 1992. Đây là một quyền hạn chỉ có Viện kiểm sát mới được giao quyền này. Những trường hợp giam giữ không có căn cứ và trái pháp luật thường là:
+ Những trường hợp đã thi hành xong hình phạt tù vẫn bị giam mà không bị giam về một tội nào khác.
+ Những trường hợp bị bắt vào Trại giam để thi hành một bản án đã hết thời hiệu thi hành.
+ Các quyết định được giảm thời hạn tù nhưng không được tính vào thời hạn thi hành bản án đến khi phát hiện để tính vào thời hạn chấp hành thì đã quá thời hạn của bản án.
+ Các trường hợp trả tự do được ghi trong Quy chế 959 ngày 17/9/2007 về công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
- Phương pháp phát hiện phạm nhân bi giam giữ trái pháp luật:
+ Nghiên cứu hồ sơ phạm nhân qua các bản án phạt tù, Quyết định thi hành án phạt tù . . . .
+ Gặp hỏi người chấp hành án phạt tù.
+ Theo dõi đối chiếu giữa thời gian phải chấp hành án tại Bản án và Quyết định thi hành án với thời gian đã thực sự chấp hành án của người chấp hành án phạt tù.
+ Lập hồ sơ, báo cáo Viện trưởng ký quyết định trả tự do cho phạm nhân bị giam giữ không có căn cứ và trái pháp luật.
* Nội dung phương pháp kháng nghị các quyết định và việc làm vi phạm pháp luật trong việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
- Kháng nghị là biện pháp pháp lý quan trọng của Viện kiểm sát khi kết thúc cuộc kiểm sát trực tiếp Trại giam, phân trại quản lý phạm nhân ( hiệu quả của cuộc kiểm sát là kháng nghị, kiến nghị).
- Căn cứ kháng nghị về việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo khoản 6 Điều 27 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002.
- Nôi dung kháng nghi: Kháng nghị với cơ quan cùng cấp và cấp dưới, (VKSND cấp tỉnh kháng nghị với giám thị Trại giam thuộc Bộ Công an) yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sủa đổi hoặc bãi bỏ quyết định về quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù khi có vi phạm pháp luật. Chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật trong quản lý và giáo dục phạm nhân và yêu cầu xử lý người vi phạm.
- Để xây dựng bản kháng nghị các Kiểm sát viên phải quán triệt các yêu cau sau:
+ Kết luận nêu rõ trong công tác quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù vi phạm vào điều luật nào về quản lý và giáo dục phạm nhân (vi phạm điều khoản nào trong Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự; Luật thi hành án hình sụ, Thông tư liên tịch, Quyết định.v.v.).
+ Làm rõ nguyên nhân vi phạm, quy rõ trách nhiệm của cơ quan đơn vị và cá nhân vi phạm.
- Phương pháp kháng nghi: Phải nắm chắc vi phạm pháp luật so với điều luật nào của văn bản quy phạm pháp luật nào? Xác định nguyên nhân của vi phạm; đối tượng vi phạm là cơ quan, cá nhân nào?.
- Xây dựng bản kháng nghị trình Viện trưởng ký: Bản kháng nghị có 3 phần: căn cứ vào thẩm quyền kháng nghị phần trình bày vi phạm và quy rõ đối tượng vi phạm, trách nhiệm thuộc về ai, vi phạm thuộc điều luật nào (Bố cục văn bản kháng nghị, kiến nghị theo mẫu quy định). Phần kháng nghị nêu rõ yêu cầu vấn đề gì cần khắc phục, sửa chữa, bãi bỏ, đình chỉ, chấm dứt việc làm nào có vi phạm (có diễn giải cụ thể).
- Kháng nghị vi phạm trong việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù có nhiều loại kháng nghị như:
+ Kháng nghị các vi phạm trong quản lý và giáo dục, thực hiện các chế độ;
+ Kháng nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù trái pháp luật.
+ Kháng nghị quyết định tạm đình chỉ thi hành án trái pháp luật.
* Nội dung phương pháp phát hiện các vụ phạm tội mới và các vụ phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Trại giam, phân trại quản lý phạm nhân của Trại tạm giam.
- Nắm các nguồn tin có dấu hiệu về tôi phẩm xảy ra trong các Trai giam, phân trại quản lý phạm nhân của trai tam giam. Việc nắm các thông tin có thể được thực hiện như sau:
+ Qua các nguồn tin báo chí, đơn, thư tố giác thu thập từ các nguồn khác nhau ngoài xã hội.
+ Gặp hỏi phạm nhân trong Trại giam.
+ Đọc hồ sơ phạm nhân trong Trại giam, phân trại quản lý phạm nhân.
+ Kiểm tra nơi ăn ở lao động của phạm nhân.
+ Xác định hành vi và lỗi của hành vi vi phạm.
- Phân loại hành vi phạm tội. Để phân loại hành vi vi phạm là hình sự hay vi phạm hành chính cần đối chiếu hành vi vi phạm, lỗi với 4 yếu tố cấu thành tội phạm.
+ Cần phân biệt hành vi phạm tội mới ở đây là hành vi phạm tội của phạm nhân đang chấp hành án phạt tù trong Trại giam.
+ Phân loại hành vi phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp với hành vi phạm tội mà người phạm tội là cán bộ nhân viên làm công tác tư pháp.
- Tiến hành xác minh ban đầu, thu thập tài liệu chứng cứ lập hồ sơ ban đầu làm căn cứ khởi tố vu án hoặc làm căn cứ để kháng nghi cơ quan điều tra khởi tố vụ án tuỳ theo tính chất của vụ việc
d. Kỹ năng xây dựng bản kết luận khi tiến hành kiểm sát định kỳ hoặc đột xuất.
- Bản kết luận kiểm sát trực tiếp Trại giam, Trại tạm giam là một văn bản pháp lý làm cơ sở để kháng nghị, kiến nghị cơ quan có vi phạm yêu cầu đình chỉ, bãi bỏ quyết định vi phạm pháp luật, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật. Bản kết luận gồm 3 phần: Phần căn cứ pháp luật để kiểm sát; phần chấp hành pháp luật và phần kháng nghỉ.
Phần 1. Căn cứ pháp luật để kiểm sát định kỳ và đột xuất Trại giam, Trại tạm giam. Phần này cần nêu căn cú pháp lý để tiên hành kiểm sát gồm các điều 26, 27, 28, 29 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và Điều 141 Luật thi hành án hình sự. Trong phần này nêu rõ người tiến hành kiểm sát, chức danh pháp lý, chức vụ; thời điểm kiểm sát và thời gian tiến hành cuộc kiểm sát. Tóm tắt công việc trong suốt quá trình kiểm sát trực tiếp. Phần này làm căn cứ để kết luận việc chấp hành pháp luật trong cuộc kiểm sát trực tiếp.
Phần 2. Kết luận việc chấp hành pháp luật của cơ quan đơn vị và người có trách nhiệm trong việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù. Đây là phần hết sức quan trọng, toàn bộ kết quả hoạt động kiểm sát có chất lượng hay không đều được thể hiện qua việc đánh giá thông qua nội dung bản kết luận; Thông quan việc nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm, vi phạm để chấp hành pháp luật trong việc quản lý và giáo dục phạm nhân. Kết luận phải đánh giá được những ưu điểm chấp hành các quy định về quản lý và giáo dục người chấp hành phạt tù về các mặt: tiếp nhận người vào chấp hành án phạt tù, quá trình giáo dục họ cải tạo, các chế độ và quyền lợi của họ không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng, các thủ tục khi họ được trả tự do khi chấp hành xong hình phạt tù... Công tác quản lý phân loại giam giữ, công tác giáo dục công dân, giáo dục chính trị dạy nghề... mỗi một nội dung đều phải được kết luận đúng sai, cụ thể. Nguyên nhân (khách quan, chủ quan), trách nhiệm của từng vi phạm. Vi phạm vào điều luật nào, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Quy chế nào...
Phần 3. Kháng nghị, kiến nghị: Trong phân thứ 3 của bản kết luận cần nêu rõ kháng nghị Trại giam khắc phục vi phạm thuộc trách nhiệm của Trại giam, còn các vi phạm khác thuộc các cơ quan hữu quan sẽ báo cáo hoặc kháng nghị riêng.
KẾT LUẬN:
Để làm tốt công tác kiểm sát việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù. Các Kiểm sát viên và cán bộ được phân công làm công tác này phải chú ý những nội dung sau:
- Nắm vững quyền hạn, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi của công tác kiểm sát việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
- Nắm và quản lý chặt chẽ tình hình chấp hành pháp luật của các Trại giam, phân trại quản lý phạm nhân khi được phân công kiểm sát, xây dựng hồ sơ quản lý tình hình chấp hành pháp luật ở các trại này.
- Quán triệt các Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự, các Nghị định, Thông tư, Quyết định có liên quan đến công tác quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; Các văn bản như Thông tư liên tịch quy định về việc bảo đảm các chế độ đối với phạm nhân và các quyền của họ không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng.
- Vận dụng sáng tạo các phương pháp kiểm sát, phương pháp kháng nghị, phương pháp quyết định trả tự do, phương pháp phát hiện vi phạm và tội phạm trong Trại giam.
- Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi cuộc kiểm sát để rút ra những ưu điểm, những hạn chế tồn tại về nghiệp vụ, về tổ chức phân công từng thành viên trong đoàn công tác nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác kiểm việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.