Miễn trách nhiệm hình sự là một chế định được quy định trong luật hình sự Việt Nam. Xác định đúng đắn nội dung, điều kiện và thủ tục miễn trách nhiệm hình sự có ý nghĩa lớn đối với các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong bài viết này chúng tôi muốn nêu ra một số ý kiến về việc xác định nội dung và điều kiện của miễn trách nhiệm hình sự.
Trước hết để hiểu rõ nội dung của miễn trách nhiệm hình sự cần phải làm rõ nội dung trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý mà người phạm tội phải chịu trước Nhà nước do việc thực hiện hành vi phạm tội của mình.
Trách nhiệm hình sự do Tòa án, nhân danh Nhà nước áp dụng và được thể hiện bằng bản án kết tội có hiệu lực pháp luật cũng như hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với người phạm tội ghi trong bản án đó.
Như vậy cơ sở của trách nhiệm hình sự phải là hành vi phạm tội của người phạm tội và trách nhiệm hình sự chỉ có thể do Tòa án, nhân danh Nhà nước, áp dụng. Thời điểm mà người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự là thời điểm bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp bản án kết tội của Tòa án có tuyên hình phạt đối với người phạm tội thì trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải chịu không chỉ thể hiện ở bán án kết tội mà Tòa án, nhân dân Nhà nước, tuyên mà còn thẻ hiện ở việc người phạm tội phải bị chấp hành hình phạt. Trong những trường hợp vì những lý do đáng được khoan hồng đặc biệt, mặc dù Tòa án kết tội nhưng trong bản án kết tội lại tuyên miễn hình phạt đối với người phạm tội thì trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải chịu chỉ giới hạn ở phạm vi bị kết tội, tức là bị sự lên án của Nhà nước đối với hành vi phạm tội mà người đó thực hiện thông qua bản án kết tội của Tòa án.
Cơ sở của miễn trách nhiệm hình sự cũng xuất phát từ cơ sở của trách nhiệm hình sự, tức là hành vi phạm tội của người phạm tội, song do có những điều kiện mà luật định để có thể được miến trách nhiệm nên người phạm tội trong trường hợp dó được miễn trách nhiệm hình sự. Như vậy miễn trách nhiệm hình sự chỉ có thẻ áp dụng đối với người phạm tội. Không thể miễn trách nhiệm hình sự đối với người không phạm tội hoặc không đủ căn cứ để xác định được hành vi của người đó là hành vi phạm tội.
Căn cứ vào luật định hình sự và luật tố tụng hình sự Việt nam, có thể rút ra những điều kiện (hay những căn cứ) đẻ có thể miễn trách nhiệm hình sự là:
1. Nếu khi tiến hành điều tra hoặc xét xử do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (đoạn 1, khoản 1 điều 48 Bộ luật hình sự).
2. Nếu trước hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm (đoạn 2, khoản 1 điều 48 Bộ luật hình sự).
3. Trong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ nói ở điều 38, đáng được khoan hồng đặc biệt người phạm tội cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Điều này được rút ra từ quy định tại khoản 2 điều 48 Bộ luật hình sự. Khoản 2 điều 48 Bộ luật hình sự quy định:” Người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ nói ở điều 38, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự”.
Căn cứ quy định này có thể hiểu được là khoản 2 điều 48 Bộ luật hình sự đề cập đến điều kiện của miễn hình phạt cũng như điều kiện của miễn trách nhiệm hình sự là: “phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ nói ở điều 38, đáng được khoan hông đặc biệt” song chỉ khác nhau ở mức độ khoan hồng.
Trong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ nói ở điều 38 xét thấy không cần thiết phải áp dụng trách nhiệm hình sự thì các cơ quan tiến hành tố tụng có thể miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Trong trường hợp thấy mặc dù có nhiều tình tiết giảm nhẹ nói ở điều 38, đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội là chưa thỏa đáng, chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm thì các cơ quan tiến hành tố tụng trách nhiệm hình sự đối vơi người phạm tội nhưng có thể miễn hình phạt đối với người đó.
Ví dụ: một người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, chưa gây thiệt hại và phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do tự mình gây ra, sau đó lại ra tự thú (phạm tội có các tình tiết tiết giảm nhẹ được quy định tại các điểm c,d, h khoản 1 điều 38 Bộ luật hình sự). Nếu xét thấy không cần thiết phải áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội thì các cơ quan tiến hành tố tụng hoàn toàn có thể miễn trách nhiệm hình sự đối với người đó. Nhưng nếu xét thấy miễn trách nhiệm hình sự là không thỏa đáng, không đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa thì các cơ quan tiến hành tố tụng có thể truy cứu, áp dụng trách nhiệm hình sự nhưng miễn hình phạt đối với người phạm tội.
Ngày 2.6.1990 Bộ Nội vụ, Viện kiếm át nhân dân tối cáo, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp đã có Thông tư liên ngành số 05/TTLN hướng dẫn chính sách đối với người phạm tội ra tự thú. Nội dung thông tư trên cũng có đề cập đến việc đánh giá tình tiết người phạm tội ra tự thú trong một số trường hợp là căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự, mục 3 phần II Thông tư liên ngành trên quy định “người phạm tội đang bị dẫn giải, tạm giữ, tạm giam để điều tra hoặc chờ xét xử mà bỏ trốn, nhưng đã ra tự thú thì tuy trường hợp cụ thể có thể được áp dụng biện pháp cho cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lãnh hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú. Nếu trong thời gian trốn tránh mà không phạm tội mới thì có thể miễn truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn khỏi nơi giam”. Mục 5 phần II Thông tư cũng quy định :”người đang phải chấp hành hình phạt tù đã trốn khỏi trại cải tạo mà ra tự thú và trong thời gian trốn tránh không phạm tội mới, có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn khỏi nơi giam”.
Có thể nói những quy định trên tại Thông tư 05/TTLN là cụ thể hóa điều kiện miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ nói ở điều 38 Bộ luật hình sự, trong đó có tình tiết người phạm tội tự thú (quy định tại điểm h khoản 1 điều 38 Bộ luật hình sự).
Tại khoản 3 điều 74 Bộ luạt hình sự cũng có đề cập cụ thể đến các tình tiets giảm nhẹ đặc biệt, làm căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự cho người thực hiện hành vi phạm tội gián điệp:” người nào đã nhận làm gián điệp nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao mà tự thú, thành thật khai báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì được miễn trách nhiệm hình sự.”
4. Khi hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp được uy định tại điểm a,b khoản 1 điều 45 Bộ luật hình sự và trong trường hợp được quy định tại điểm c khoản 1 điều 45 Bộ luật hình sự nếu không có lý do đặc biệt thì người phạm tội cũng được miễn trách nhiệm hình sự.
Chúng tôi quan niệm việc hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là điều kiện để miễn trách nhiệm hình sự vì cũng giống các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự khác, người được miễn trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hành vi phạm tội. Song kể từ khi người đó phạm tội đến khi tội phạm mà người đó thực hiện đã có một khoảng thời gian nhất định trong khoảng thời gian này người phạm tội đã không phạm tội mới. Xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo và mục đích của việc áp dụng trách nhiệm hình sự, nhà làm luật cho rằng việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp đó là không còn cần thiết nữa. do vậy đã quy định trong luật một khoảng thời gian nhất định làm thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, hết thời hiện đó thì không được phép truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội nữa.
Thực chất việc không truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này là miễn trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên khác với các trường hơp miễn trách nhiệm hình sự khác, trường hợp miễn trách nhiệm hình sự này được quy định trước trong luật một cách dứt khoát, có tính bắt buộc đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, nghĩa là khi hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự thì các cơ quan này không được khởi tố vụ án, nếu trong quá trình điều tra hoặc xét xử mới phát hiện được đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì vụ án phải được đình chỉ.
5. Người chưa thành niên phạm tội cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng, gây hại không lơn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, và nếu được gia đình hoặc một tổ chức xã hội nhận trách nhiệm giám sát, giáo dục (đoạn 1 khoản 3 điều 59 Bộ luật hình sự).
6. Người phạm tội cũng được miễn trách nhiệm hình sự trong những trường hợp đối với một số tội luật định chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại mà người bị hại không yêu cầu.
Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự quy định những trương hợp chỉ được khởi tố khi người bị hại yêu cầu. Trong những trường hợp này nếu người bị hại không yêu cầu khởi tố thì các cơ quan tiến hành tố tụng không được tự ý tiến hành khởi tố, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Thực chất việc không khởi tố đối với người phạm tội trong những trường hợp này cũng là sự thể hiện của việc miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội bởi vì nếu có yêu cầu của người bị hại trong những trường hợp được quy định tại khoản 1 điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự vụ án hình sự sẽ được khởi tố, người phạm tội có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Ngược lại do người bị hại không yêu cầu vụ án cũng sẽ không được khởi tố, người phạm tội có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Ngược lại do người bị hại không yêu cầu vụ án cũng sẽ không được khởi tố, người phạm tội đương nhiên cũng không phải bị truy cứ trách nhiệm hình sự, sẽ không phải chịu hậu ủa pháp lý là bị Tòa án nhân danh Nhà nước kết tội bằng một bản án.
Khoản 2 điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự còn quy định trường hợp đối với những tội phải có yêu cầu của người bị hại mới được khởi tố (được quy định tại khoản 1 điều luật này) mà người bị hịa đã yêu cầu khởi tố nhưng trước ngày mở phiên tòa đã rút yêu cầu thì vụ án phải được dình chỉ (trừ trường hợp cần thiết Viện kiểm sát hoặc Tòa án vẫn có thẻ tiến hành tố tụng đối với vụ án ). Như vậy trong những trường hợp này việc người bị hại rút yêu cầu khởi tố cũng là điều kiện đẻ có thể miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Ngoài những điều kiện để miễn trách nhiệm hình sự mà chúng tôi đã trình bày ở trên, trong Bộ luật hình sự còn quy định một trường hợp miễn trách nhiệm hình sự do tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Điều 16 Bộ luật hình sự quy định :”tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm”.
Chúng tôi cho rằng việc sử dụng thuật ngữ miễn trách nhiệm hình sự trong trương fhowpj này là không chính các vì, như đã đề cập, cơ sở để miễn trách nhiệm hình sự phải là hành vi phạm tội của người phạm tội, Nếu so sánh điều 15 và điều 16 Bộ luật hình sự chúng ta có thể thấy rằng điều 15 Bộ luật hình sự quy định về trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, điều 16 Bộ luật hình sự quy định về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, Giữa chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt với tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khác nhau về bản chất. Người chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt không thực hiện tội phạm được đến cùng là do những nguyên nhân ngoài ý muốn của người đó, do vậy hành vi chuẩn bị phạm một tội nghiêm trong và hành vi phạm tội chưa đạt là hành vi cấu thành tội phạm, người thực hiện một trong hai hành vi đó bị coi là người phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự.
Còn người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không thực hiện tội phạm đến cùng không phải do nguyên nhân ngoài ý muốn của người đó mà là do người đó tự quyết định không tiếp tục thực hiện tội phạm nữa mặc dù không có gì ngăn cẳn. Do vậy hành vi của người dó không phải là chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt như quy định tại điều 15 Bộ luật hình sự, tức là hành vi của người đó không cấu thành tội phạm về tội mà người đó định phạm. Vì lẽ đó chúng tôi cho rằng không nên quy định trong luật “người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm” mà nên sửa lại là “người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định phạm”. Việc quy định như vậy sẽ có ý nghĩa xác nhận hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không phải là hành vi phạm tội, do vậy không thể là căn cứ khởi tố và tiến hành tố tụng đối với vụ án có hành vi đó. Mặc khác cũng có ý nghĩa xác nhận người tụ ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không phải là người phạm tội (phân biệt với các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự khác: Người được miễn trách nhiệm hình sự là người phạm tội).