Qua nghiên cứu bài viết của tác giả Hoàng Minh Đức- VKSND huyện Lục Ngạn trao đổi quan điểm về vụ việc xác định Nguyễn Văn A có phạm tội tàng trữ vật liệu nổ hay không? đăng trên trang điện tử VKSND tỉnh Bắc Giang ngày 24/3/2020, tôi có quan điểm trao đổi như sau:
>>> Nguyễn Văn A có phạm tội tàng trữ vật liệu nổ hay không?
Tôi đồng ý với quan điểm thứ hai là không khởi tố A về tội tàng trữ vật liệu nổ, nhưng khác quan điểm của tác giả về căn cứ giải quyết bởi lẽ: Theo hướng dẫn tại khoản 2 mục III Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLN/BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 25/12/2008 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ, thuốc pháo và Công văn số 2856/VKSTC-V2 ngày 29/8/2014 hướng dẫn tạm thời xử lý tội phạm quy định tại Điều 232 BLHS năm 1999.
Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 232 BLHS năm 1999:
- Thuốc nổ các loại: từ 01kg đến dưới 15kg.
- Dây dẫn nổ các loại: từ 500m đến dưới 3000m.
- Kíp nổ các loại: từ 200 cái đến dưới 1000 cái.
Mặc dù TTLT số 06 ngày 25/12/2008 và Công văn hướng dẫn tạm thời số 2856/VKSTC-V2 ngày 29/8/2014 hướng dẫn việc xử lý tội phạm quy định tại Điều 232 BLHS năm 1999, tuy nhiên do khoản 1 Điều 232 BLHS năm 1999 và khoản 1 Điều 304 BLHS năm 2015 không có sự thay đổi nên vẫn có thể được áp dụng để giải quyết.
Trong trường hợp này vật liệu nổ mà A tàng trữ có khối lượng 27,7g do vậy chưa đủ định lượng để xử lý hình sự mà chỉ xử lý hành chính./.
Nguyễn Tiến Sỹ- VKSND huyện Sơn Động