ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Chủ nhật, 22/12/2024 -00:08 AM

2.6. THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT VIỆC ÁP DỤNG THỦ TỤC TỐ TỤNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP

 | 

Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc áp dụng thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên

- Trong vụ án hình sự có người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên thì Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên xác định rõ tuổi, mức độ phát triển về thể chất, tinh thần và khả năng nhận thức về hành vi phạm tội; điều kiện sinh sống và giáo dục; có hay không có người thành niên xúi giục; nguyên nhân và điều kiện phạm tội của người chưa thành niên.

- Nếu thấy đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, Kiểm sát viên báo cáo Viện trưởng; Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can; xem xét việc phê chuẩn các lệnh bắt, lệnh gia hạn tạm giữ, lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra theo quy định tại Điều 302 và Điều 303 BLTTHS; nếu thấy không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên thì báo cáo, đề xuất việc không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng khác.

- Khi kiểm sát việc lấy lời khai, hoặc hỏi cung những người bị tạm giữ, bị can là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác, Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên triệu tập đại diện của gia đình, đại diện của nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức khác nơi người đó học tập, lao động, sinh sống tham gia tố tụng. Trường hợp đã được triệu tập mà đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng thì việc lấy lời khai hoặc hỏi cung những người này vẫn được tiến hành và biên bản lấy lời khai hoặc biên bản hỏi cung phải ghi rõ lý do đó theo quy định tại Điều 306 BLTTHS.

Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh

- Khi có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 13 BLHS thì Kiểm sát viên báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền yêu cầu Cơ quan điều tra trưng cầu giám định pháp y (nếu vụ án đang trong giai đoạn điều tra) hoặc trực tiếp trưng cầu giám định pháp y (nếu vụ án đã kết thúc điều tra, hồ sơ vụ án đã chuyển sang Viện kiểm sát) để làm sáng tỏ tình trạng tâm thần và bệnh tâm thần của người có hành vi nguy hiểm cho xã hội và xác định người có hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình hay không.

Căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền có thể quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 311 BLTTHS; nếu thấy không cần thiết phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì có thể giao họ cho gia đình hoặc người giám hộ trông nom dưới sự giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 43 BLHS.

- Sau khi nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra đối với trường hợp đã trưng cầu giám định pháp y, Kiểm sát viên kiểm tra kỹ hồ sơ vụ án, kết luận của Hội đồng giám định pháp y để báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên có thẩm quyền ra quyết định xử lý vụ án theo quy định tại Điều 313 BLTTHS.

Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng thủ tục rút gọn

- Sau khi nhận được quyết định khởi tố vụ án, theo đề nghị của Cơ quan điều tra hoặc xét thấy vụ án có đủ các điều kiện quy định tại Điều 319 BLTTHS, Kiểm sát viên báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền xem xét, ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và gửi ngay quyết định đó cho Cơ quan điều tra và bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.

Nếu quyết định áp dụng thủ tục rút gọn bị khiếu nại thì trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát có trách nhiệm giải quyết khiếu nại; nếu khiếu nại đó có căn cứ thì Viện trưởng ra quyết định huỷ bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và vụ án được tiến hành theo thủ tục chung.

- Sau khi có quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, Kiểm sát viên kiểm sát chặt chẽ thời hạn điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của Điều tra viên, bảo đảm thời hạn tạm giữ, tạm giam bị can để điều tra, truy tố theo đúng quy định tại các Điều 321 và 322 BLTTHS. Trong thời hạn bốn ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đề nghị truy tố của Cơ quan điều tra và hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền ra một trong những quyết định sau đây: Truy tố bị can ra trước Toà án bằng quyết định truy tố; trả hồ sơ điều tra bổ sung; tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ vụ án.

Trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc tạm đình chỉ vụ án, Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền phải ra quyết định huỷ bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và vụ án được giải quyết theo thủ tục chung.

 

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,788,560
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.15.145.111

    Thư viện ảnh