ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ ba, 21/01/2025 -04:00 AM

1. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN KHI KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ.

 | 

1.1. Đối tượng của kiểm sát thi hành án dân sự.

 

- Căn cứ khoản 2 Điều 12 Luật THADS thì Viện kiểm sát các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm sát việc tuân theo pháp luật về thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án nhằm bảo đảm việc thi hành án kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật.

- Căn cứ khoản 1 Điều 64 Luật THADS  thì quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án của Tòa án có thể bị Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định. Hết thời hạn kháng nghị, Viện kiểm sát không kháng nghị thì quyết định của Toà án có hiệu lực thi hành.

Theo các quy định trên thì đối tượng của Công tác KSTHA dân sự là việc tuân theo pháp luật của Tòa án trong việc ban hành các quyết định thuộc thẩm quyền và việc tuân theo pháp luật về thi hành án; của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án nhằm bảo đảm việc thi hành án kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật.

 

1.2. Phạm vi của công tác kiểm sát thi hành án dân sự.

 

Căn cứ Điều 4 Qui chế KSTHA thì phạm vi của Công tác kiểm sát thi hành án dân sự được thực hiện từ khi các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay theo qui định của pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh doanh, thương mại, lao động, quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp… cho đến khi bản án, quyết định đó được thi hành xong.

 

1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát THADS.

 

 - Yêu cầu Toà án nhân dân, Cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án: Ra quyết định thi hành án; quyết định ủy thác thi hành án; áp dụng thời hiệu yêu cầu thi hành án; quyết định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án, trả lại đơn yêu cầu thi hành án, quyết định tiếp tục thi hành án theo đúng quy định tại các điều 36, 30, 48, 49, 50, 51, 57, 134, 135, 137 Luật THADS.

- Trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án của Cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án. theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật tổ chức VKSND năm 2002; 

- Đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; có ý kiến bằng văn bản trong trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án theo quy định tại Điều 62 Luật THADS; tham gia phiên họp xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án theo quy định tại Điều 63 Luật THADS.

- Kháng nghị quyết định của Toà án về miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 64 Luật THADS; kháng nghị đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới theo quy định Điều 160 Luật THADS và khoản 5 Điều 24, Điều 25 Luật tổ chức VKSND;

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tiêu huỷ vật chứng, tài sản theo quy định tại Điều 125 Luật THADS; việc cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 72 Luật THADS; việc thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo quy định tại Điều 134 Luật THADS;

- Kiểm sát việc thực hiện kiến nghị, kháng nghị: Định kỳ 6 tháng, 1 năm Viện kiểm sát tiến hành kiểm sát việc Cơ quan thi hành án thực hiện kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát. Trước khi tiến hành kiểm sát phải có văn bản thông báo nội dung, phương thức kiểm sát cho Cơ quan thi hành án.

- Yêu cầu khởi tố về hình sự: Trong quá trình kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố về hình sự. Báo cáo phải gửi kèm các tài liệu liên quan đến dấu hiệu tội phạm để Lãnh đạo Viện xem xét, quyết định.

 

 

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:32,222,142
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.117.10.173

    Thư viện ảnh