.

Thứ bảy, 04/05/2024 -04:59 AM

Trao đổi về vướng mắc trong giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn

 | 

Thủ tục rút gọn là một trong những thủ tục đặc biệt được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự. Nếu thực hiện tốt việc áp dụng thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ điều kiện sẽ rút ngắn thời gian giải quyết vụ án.

Theo quy định tại Điều 319 Bộ luật tố tụng hình sự thì thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang;

- Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cử rõ ràng;

- Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng;

- Người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng.

Tuy nhiên trong quá trình thực tiễn giải quyết các vụ án theo thủ tục rút gọn, tôi thấy có sự bất cập sau đây:

Thứ nhất: Có nhiều vụ án có thể áp dụng thủ tục rút gọn (Phạm tội đơn giản, chứng cử rõ ràng; tội phạm ít nghiêm trọng; người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng) nhưng không phải là vụ án bắt quả tang mà chỉ là đầu thú hoặc bắt khẩn cấp nên không đủ điều kiện để áp dụng thủ tục rút gọn.

Theo quan điểm của tôi cần sửa Bộ luật tố tụng hình sự theo hướng không nhất thiết phải trường hợp bắt quả tang mới áp dụng theo thủ tục rút gọn mà chỉ cần 3 điều kiện là đủ.

Thứ hai: Về việc áp dụng lệnh tạm giam: Tại khoản 3 Điều 322 của Bộ luật tố tụng hình sự quy định:“3. Thời hạn tạm giam để điều tra, truy tố không được quá 16 ngày.”

Theo quy định tại Điều luật này thì có ý kiến khác nhau:

Ý kiến thứ nhất: Việc tạm giam để điều tra và truy tố là 16 ngày (kể cả thời hạn 3 ngày tạm giữ). Sau khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can, cơ quan điều tra ra lệnh tạm giam cả 13 ngày (bị can đã được trừ 3 ngày tạm giữ) và chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát để phê chuẩn. Sau khi hết hạn điều tra 12 ngày, cơ quan điều tra chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát đề nghị truy tố, Viện kiểm sát không phải ra lệnh tạm giam mà sử dụng lệnh tạm giam của cơ quan điều tra để xử lý vụ án và khi đó lệnh tạm giam chỉ còn 1 ngày rất khó khăn cho việc xử lý của Viện kiểm sát.

Ý kiến thứ 2: Căn cứ 321 và Điều 323 của Bộ luật tố tụng hình sự quy định về thời hạn điều tra và thời hạn truy tố thì hồ sơ ở giai đoạn tố tụng nào thì Cơ quan tố tụng đó ra lệnh tạm giam. Như vậy, lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra đề nghị phê chuẩn chỉ được tính 12 ngày (tính cả 3 ngày tạm giữ). Trong giai đoạn truy tố nếu thấy lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra đã hết, xét thấy cần thiết phải tạm giam thì Viện kiểm sát ra lệnh tạm giam 4 ngày để xử lý vụ án.

Trong hai ý kiến trên, chúng tôi đồng tình với ý kiến thứ hai đó là thời hạn tạm giam ở Cơ quan điều tra là 12 ngày (kể cả 3 ngày tạm giữ), thời hạn tạm giam của Viện kiểm sát là 4 ngày trong giai đoạn truy tố là đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Trên đây là ý kiến của tác giả về những vướng mắc trong việc giải quyết các vụ án theo thủ tục án rút gọn, mong các độc giả cùng nghiên cứu, trao đổi.

Lê Đình Luyện

 

 

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:27,828,231
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.119.143.4

    Thư viện ảnh