ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ ba, 10/09/2024 -16:57 PM

3.2. Kiểm sát hồ sơ tạm giữ, tạm giam.

 | 

- Kiểm sát hồ sơ khi tiếp nhận người vào để tạm giữ, tạm giam gồm có:

+ Quyết định tạm giữ, Lệnh tạm giam, đối với người bị truy nã phải có thêm Quyết định truy nã;

+ Biên bản bắt hoặc báo cáo bắt giữ;

+ Biên bản giao nhận hồ sơ và giao nhận người bị tạm giữ, tạm giam, xác định tình trạng sức khoẻ của họ;

+ Biên bản giao nhận tư trang, tài sản của người bị bắt (nếu có);

+ Lệnh trích xuất, quyết định điều chuyển và toàn bộ hồ sơ liên quan đến người bị tạm giữ, tạm giam ở nơi tạm giữ, tạm giam trước đó chuyển đến…

- Kiểm sát hồ sơ phát sinh trong quá trình tạm giữ, tạm giam:

+ Quyết định gia hạn tạm giữ có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát; quyết định gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát; đề nghị gia hạn tạm giam của Cơ quan điều tra; lệnh tạm giam của VKS, lệnh tạm giam của Toà án.

+ Danh chỉ bản.

+ Thông báo hết hạn tạm giữ, tạm giam;

+ Hồ sơ kỷ luật người bị tạm giữ, tạm giam.

+ Đơn xin thăm gặp của thân nhân, của người bị tạm giữ, tạm giam có xác nhận của chính quyền địa phương, cơ quan, nơi cư trú hoặc làm việc và ý kiến đồng ý cho thăm gặp của cơ quan đang thụ lý vụ án…

+ Ngoài những nội dung nêu trên, theo quy định về công tác hồ sơ thì những tài liệu, hồ sơ có liên quan đến quá trình tạm giữ, tạm giam của người bị tạm giữ, tạm giam đều phải được lưu trong hồ sơ cá nhân của người bị tạm giữ, tạm giam.

- Kiểm sát hồ sơ cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam ra khỏi nơi tạm giữ, tạm giam:

+ Quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam và trả tự do cho người bị tạm giữ, tạm giam của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định thay đổi biện pháp tạm giam bằng biện pháp ngăn chặn khác;

+ Các tài liệu liên quan đến việc đưa người bị tạm giữ, tạm giam ra khỏi nơi tạm giữ, tạm giam (không nằm trong các trường hợp trả tự do nêu trên) khi: Có lệnh trích xuất; có quyết định điều chuyển; Quyết định thi hành án; Quyết định đưa đi khám chữa bệnh.

- Căn cứ Điều 20 Quy chế tạm giữ, tạm giam năm 1998 thì việc đưa người bị tạm giữ, tạm giam khỏi nơi giam, giữ chỉ được thực hiện khi có Lệnh trích xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự. Trường hợp cần cấp cứu, khám và chữa bệnh ngay cho người bị tạm giữ, tạm giam tại cơ sở y tế ở ngoài Nhà tạm giữ, Trại tạm giam thì Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam có quyền ra lệnh trích xuất, sau đó phải thông báo ngay cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam phải có sổ theo dõi hàng ngày việc đưa người bị tạm giữ, tạm giam khỏi nơi giam, giữ.

- Căn cứ Điều 21 Quy chế tạm giữ, tạm giam năm 1998 thì việc trích xuất người bị tạm giam, tạm giữ để tiến hành các hoạt động ở bên ngoài khu vực trại tạm giam, nhà tạm giữ trong các trường hợp sau:

+ Đưa đi khám, chữa bệnh, giám định pháp y; giám định pháp y tâm thần;

+ Chuyển người bị tạm giữ, tạm giam đến nơi giam, giữ khác;

+ Để thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử;

+ Cho gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác;

+ Cho người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam tiếp xúc lãnh sự hoặc tiếp xúc với các tổ chức nhân đạo theo quy định tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, hoặc theo sự thoả thuận trực tiếp của Nhà nước Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam hoặc vì lý do đối ngoại đối với từng trường hợp cụ thể.

- Ngoài những trường hợp trích xuất trên, Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam có trách nhiệm bàn giao người bị tạm giữ, tạm giam trong các trường hợp dưới đây:

+ Khi có quyết định của cơ quan quản lý trại giam đưa người bị kết án phạt tù đến trại giam;

+ Khi có quyết định của Hội đồng thi hành án tử hình đưa người bị kết án tử hình đi thi hành án tử hình;

+ Khi có quyết định của cơ quan thụ lý vụ án chuyển người bị tạm giữ, tạm giam đến nơi giam, giữ khác;

+ Để tiến hành các hoạt động đưa đi khám, chữa bệnh, giám định pháp y; giám định pháp ý tâm thần;

+ Để thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử;

+ Cho gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác;

+ Cho người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam tiếp xúc lãnh sự hoặc tiếp xúc với các tổ chức nhân đạo theo quy định tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, hoặc theo sự thoả thuận trực tiếp của Nhà nước Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam hoặc vì lý do đối ngoại đối với từng trường hợp cụ thể.

 

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:29,274,731
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:44.192.49.72

    Thư viện ảnh