.

Thứ năm, 25/04/2024 -00:36 AM

Quan điểm chỉ đạo và phương hướng đổi mới tổ chức, hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

 | 

Hoàng Nghĩa Mai
Phó Viện trưởng thường trực VKSNDTC
 
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao cùng sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ Điều tra viên, của tập thể cán bộ công chức, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao từng bước đổi mới về tổ chức và hoạt động, bước đầu có sự chuyển biến tích cực. Số lượng các vụ án khởi tố tăng đáng kể, chất lượng điều tra xử lý các vụ án đảm bảo đúng quy định của pháp luật; góp phần quan trọng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân và củng cố niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan tư pháp.

1. Quan điểm chỉ đạo đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Một là, việc đổi mới phải dựa trên quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta về cải cách tư pháp, với mục tiêu tăng cường sự phối hợp, phân công và kiểm soát quyền lực trong hoạt động tư pháp; đồng thời, đổi mới tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cần đặt trong tổng thể của quá trình cải cách tư pháp, bảo đảm các điều kiện để Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; đảm bảo mọi hành vi vi phạm, tội phạm phải được phát hiện xử lý kịp thời, nghiêm minh; hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án... tuân thủ đúng quy định của pháp luật, các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân được tôn trọng và bảo vệ.

Ba là, việc đổi mới trên cơ sở tổng kết lý luận, thực tiễn, xác định rõ địa vị pháp lý, thẩm quyền điều tra và mối quan hệ giữa hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC với chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; kế thừa những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập; đồng thời, tham khảo tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài để xây dựng mô hình, thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam, từng bước chuyên nghiệp, hiện đại đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Năm là, đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra VKSNDTC theo nguyên tắc bảo đảm tăng cường sự phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng các cấp, trong đó có hệ thống Cơ quan điều tra khác (trong Công an nhân dân và Quân đội nhân dân). Đồng thời, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống VKSND, trong đó, Cơ quan điều tra VKSNDTC giữ vai trò nòng cốt, Viện kiểm sát nhân dân các cấp phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực từ việc phát hiện, khởi tố, điều tra, xử lý tội phạm thuộc thẩm quyền.

2. Phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao

- Từ khi thành lập đến nay, mô hình tổ chức của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân có nhiều thay đổi, trước đây Cơ quan điều tra có ở hai cấp (Viện kiểm sát nhân dân tối cao và 36 Phòng điều tra trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh), với việc tổ chức Cơ quan điều tra Viện kiểm sát ở hai cấp có ưu điểm trong việc nắm, xử lý thông tin về tội phạm được kịp thời. Tuy nhiên, việc tổ chức Cơ quan điều tra ở Viện kiểm sát cấp tỉnh không đảm bảo tính chỉ huy thống nhất nên việc xử lý tội phạm gặp khó khăn. Hiện nay, chỉ có Cơ quan điều tra ở VKSNDTC, tuy có sự tập trung, thống nhất nhưng do không có đầu mối ở địa phương nên việc nắm, xử lý thông tin về tội phạm chưa đầy đủ, kịp thời.

- Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp có đặc thù phức tạp, đòi hỏi đội ngũ Điều tra viên cần được bổ sung đủ về số lượng, đồng thời phải có sự nhận thức đầy đủ, đúng đắn các quy định của pháp luật ở nhiều lĩnh vực, có bản lĩnh chính trị, nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm điều tra mới đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm này. Phải xác định hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC không chỉ là trách nhiệm của Cơ quan điều tra mà còn là trách nhiệm của các đơn vị, các cấp Kiểm sát trong việc phối hợp cung cấp thông tin và phân loại thông tin tội phạm, trong quan hệ phối hợp giữa hoạt động điều tra với công tố, hoạt động điều tra với kiểm sát hoạt động tư pháp, trong công tác phòng ngừa tội phạm...

Trọng tâm đổi mới hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời gian tới cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Thứ hai, nâng cao năng lực phát hiện, điều tra tội phạm, thực hiện cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động điều tra tội phạm với các công tác kiểm sát nhằm bảo đảm thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân. Thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động điều tra, bảo đảm việc khởi tố, điều tra, xử lý các tội phạm thuộc thẩm quyền có căn cứ, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Thông qua kết quả, chất lượng hoạt động của Cơ quan điều tra VKSNDTC để làm rõ hơn yêu cầu tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với điều tra, từng bước công tố chỉ đạo hoạt động điều tra.

Thứ tư, đổi mới phương pháp thu thập, quản lý thông tin về tội phạm: Tập trung xây dựng mạng lưới cơ sở, Cộng tác viên để chủ động theo dõi, nắm bắt thông tin về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp xảy ra trên toàn quốc; nâng cao trách nhiệm cung cấp thông tin về tội phạm trong nội bộ ngành Kiểm sát nhân dân và có cơ chế khuyến khích, động viên, mua thông tin về tội phạm từ các nguồn khác; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng để trao đổi nguồn thông tin. Bên cạnh việc duy trì hòm thư tố giác tội phạm ở các trụ sở Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát các cấp, cần xây dựng trang web, hộp thư điện tử, số điện thoại... để tiếp nhận các thông tin về tội phạm.

Thứ sáu, tăng cường phối hợp, chế ước giữa Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao với đơn vị nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thuộc VKSNDTC, bảo đảm việc phát hiện, khởi tố, điều tra các vụ án của Cơ quan điều tra có sự phối hợp tích cực; đồng thời có sự kiểm sát chặt chẽ theo quy định của pháp luật.

Thứ tám, phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, nhà trường đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để Cơ quan điều tra VKSNDTC không những đấu tranh phòng, chống có hiệu quả các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà còn góp phần xây dựng hệ thống lý luận, đào tạo lý luận, thực tiễn về nghiệp vụ điều tra trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Nguồn: Tạp chí kiểm sát số 11/2012

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:27,753,127
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.145.173.112

    Thư viện ảnh