ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ tư, 15/01/2025 -11:33 AM

Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu

 | 

Ngày 27 tháng 02 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2024/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý:

Thứ nhất, về phạm vi áp dụng của Nghị định 24/2024/NĐ-CP:

Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

- Khoản 6 Điều 6 về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu;

- Khoản 6 Điều 10 về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu;

- Khoản 3 Điều 15 về chi phí trong lựa chọn nhà thầu;

- Khoản 4 Điều 19 về năng lực, kinh nghiệm của thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định;

- Khoản 2 Điều 20 về các hình thức lựa chọn nhà thầu khác;

- Khoản 7 Điều 23 về chỉ định thầu;

- Khoản 4 Điều 29 về lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt;

- Khoản 4 Điều 36 về kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án;

- Khoản 2 Điều 39 về nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

- Khoản 8 Điều 43 về quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu;

- Khoản 1 và khoản 5 Điều 50 về lựa chọn nhà thầu qua mạng;

- Khoản 7 Điều 53 về mua sắm tập trung;

- Khoản 3 và khoản 4 Điều 55 về lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế;

- Khoản 4 Điều 67 về ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn;

- Khoản 6 Điều 70 về sửa đổi hợp đồng;

- Khoản 2 Điều 84 về trách nhiệm quản lý nhà nước về đấu thầu;

- Khoản 4 Điều 86 về thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu;

- Khoản 5 Điều 87 về xử lý vi phạm;

- Khoản 4 Điều 88 về xử lý tình huống trong đấu thầu.

Thứ hai, Nghị định 24/2024/NĐ-CP chấm dứt hiệu lực thi hành của nhiều văn bản từ ngày 27/2/2024.

Căn cứ tại Điều 134 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì kể từ ngày 27/2/2024, những văn bản và các điều khoản sau đây sẽ hết hiệu lực:

- Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

- Các Điều 69, 70, 71, 72, 73, 75, 76, 77 và 78 của Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

- Các điểm b, c khoản 2 và các điểm b, c khoản 3 Điều 5 Nghị định 70/2018/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước;

- Quyết định 17/2019/QĐ-TTg quy định về một số gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu 2013.

Thứ ba, cho phép lựa chọn nhiều nhà thầu trúng thầu trong lĩnh vực y tế

Nghị định 24/2024/NĐ-CP được ban hành nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc về đấu thầu trong lĩnh vực y tế. Trong đó, đáng chú ý đó là Nghị định 24/2024/NĐ-CP cho phép lựa chọn nhiều nhà thầu trúng thầu.

Cụ thể, tại Điều 89 Nghị định 24/2024/NĐ-CP đã cho phép lựa chọn nhiều nhà thầu trúng thầu. Trong trường hợp nhà thầu xếp hạng cao nhất không thể cung cấp, chủ đầu tư có thể ngay lập tức ký hợp đồng với nhà thầu tiếp theo và được mời thầu theo cách cho phép các nhà thầu được chào số lượng theo khả năng cung cấp, không nhất thiết phải chào theo đúng số lượng thuốc nêu trong hồ sơ mời thầu.

Trường hợp thuốc thuộc danh mục mua sắm tập trung nhưng chưa tổ chức đấu thầu hoặc đã đấu thầu nhưng chưa lựa chọn được nhà thầu hoặc thỏa thuận khung đã ký trước đó hết hiệu lực, bệnh viện được mua sắm theo thông báo của đơn vị được giao nhiệm vụ mua sắm tập trung để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong thời gian tối đa 12 tháng và được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo đúng giá hợp đồng.

Thứ tư, được chọn báo giá cao nhất để làm giá gói thầu đối với lĩnh vực y tế.

Cụ thể, tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về giá gói thầu và thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu

Nghị định 24 quy định việc thu thập báo giá là một trong 7 căn cứ để xác định giá gói thầu.

Đối với lĩnh vực y tế, trường hợp có nhiều hơn 1 báo giá thì chủ đầu tư được lựa chọn báo giá cao nhất phù hợp với khả năng tài chính và yêu cầu chuyên môn làm giá gói thầu; đối với các lĩnh vực khác thì chỉ được lấy giá trị trung bình của các báo giá làm giá gói thầu.

Thứ năm, quy định mới về chi phí trong lựa chọn nhà thầu

Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP cũng điều chỉnh quy định về chi phí trong lựa chọn nhà thầu như:

- Đối với gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tiền bán bản điện tử hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được chủ đầu tư nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Đối với các gói thầu không sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì tiền bán bản điện tử hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu là nguồn thu của chủ đầu tư và được quản lý, sử dụng theo cơ chế tài chính của chủ đầu tư.

- Chi phí lập, thẩm định hồ sơ

- Chi phí đánh giá hồ sơ

- Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu

- Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị

- Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị

Nguyễn Thị Quyên, Nguyễn Thị Bích Thuần- Văn phòng tổng hợp

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:32,134,144
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.133.136.95

    Thư viện ảnh