ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ năm, 21/11/2024 -16:09 PM

3. HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN KHI KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT THEO THỦ TỤC PHÚC THẨM, GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH.

 | 

3.1. Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính ở cấp phúc thẩm.

3.1.1. Hoạt động của Kiểm sát viên trước khi mở phiên toà phúc thẩm

- Theo quy định tại điểm 22.2 Mục 22 Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP ngày 04/8/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC ( sau đây gọ tắt là Nghị quyết số 04/2006) thì trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát về việc Toà án đã thụ lý vụ án. Trên cơ sở văn bản này Viện trưởng Viên kiểm sát phân công Kiểm sát viên kiểm sát việc giải quyết vụ án và  tham gia phiên toà phúc thẩm.

- Tr­ước khi mở phiên toà, Kiểm sát viên có nhiệm vụ:

+Xác định tính hợp pháp của kháng cáo, kháng nghị: Kiểm sát viên căn cứ vào các điều 174, 175, 176, 178, 181, 182 và Điều 183 của Luật TTHC để xác định tính hợp pháp của kháng cáo, kháng nghị. Tr­ường hợp kháng cáo quá hạn thì phải xem xét, làm rõ thời gian có trở ngại khách quan để chấp nhận việc kháng cáo.

+Xác định vi phạm pháp luật của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị: Kiểm sát viên phải xuất phát từ nội dung yêu cầu của kháng cáo, kháng nghị để nghiên cứu các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án mà Toà án cấp sơ thẩm lấy làm căn cứ nhận định và đ­ưa ra phán quyết; đánh giá tính hợp pháp, khách quan của bản án, quyết định thông qua việc xem xét tính hợp pháp, khách quan, đầy đủ của các tài liệu, chứng cứ  có trong hồ sơ vụ án.

+Xem xét những tài liệu và chứng cứ mới bổ sung ở thủ tục phúc thẩm và xác định tính hợp pháp của những tài liệu chứng cứ mới đó có thật sự làm thay đổi việc áp dụng pháp luật khi giải quyết tranh chấp so với phán quyết của Toà án cấp sơ thẩm. Tr­ường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên có trách nhiệm bổ sung tài liệu, chứng cứ để bảo vệ quan điểm kháng nghị theo quy định tại các điều 188, 189 Luật TTHC.

+Nghiên cứu các văn bản pháp luật mà Toà án cấp sơ thẩm áp dụng để giải quyết vụ án, đối chiếu với các tình tiết khách quan của vụ án để xác định việc áp dụng pháp luật của Toà án cấp sơ thẩm đã phù hợp với quy định của pháp luật hay ch­ưa.

+Trư­ờng hợp phát hiện kháng nghị của Viện kiểm sát không đủ căn cứ hoặc không phù hợp với các tình tiết khách quan của bản án, quyết định bị kháng nghị thì Kiểm sát viên đề xuất với Lãnh đạo viện điều chỉnh kháng nghị (rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị theo quy định của pháp luật).

+Lập hồ sơ kiểm sát: Hồ sơ kiểm sát ở thủ tục phúc thẩm cũng có những tài liệu t­ương tự nh­ư hồ sơ kiểm sát ở thủ tục sơ thẩm và có thêm bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị những tài liệu chứng cứ mới đ­ược bổ sung.

+Chuẩn bị đề cư­ơng hỏi: Việc xây dựng đề c­ương hỏi tiến hành như­ đối với việc xây dựng đề cư­ơng hỏi ở cấp sơ thẩm.

+Dự thảo ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính ở giai đoạn phúc thẩm. Dự thảo ý kiến phải nêu được tính hợp pháp và tính có căn cứ của yêu cầu kháng cáo, nội dung và quan điểm nêu trong kháng nghị; xác định tính hợp pháp hoặc vi phạm pháp luật của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị; ý kiến về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Dự thảo ý kiến của Viện kiểm sát phải đư­ợc thông qua Lãnh đạo Viện tr­ước khi tham dự phiên toà phúc thẩm,

3.1.2. Hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên toà phúc thẩm

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những ngư­ời tiến hành tố tụng và những ng­ười tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết kháng cáo, kháng nghị; sử dụng tài liệu chứng cứ để bảo vệ quan điểm kháng nghị.

- Kiểm sát viên thực hiện những nhiệm vụ trên đây thông qua các hoạt động sau:

+Kiểm sát việc đ­ưa vụ án ra xét xử tại tòa, việc chấp hành thời hạn mở phiên toà (l­ưu ý những tr­ường hợp Toà án không phải mở phiên toà).

+Kiểm sát thành phần tham gia phiên toà: Người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo quy định tại các điều 34, 41, 47, 48, 192 và Điều 193 Luật TTHC (l­ưu ý những tr­ường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng).

+Kiểm sát việc chấp hành trình tự, thủ tục mở phiên toà theo quy định tại Điều 202 Luật TTHC. Kiểm sát viên phải xem xét việc sử dụng chứng cứ, đánh giá chứng cứ của Hội đồng xét xử nhằm đảm bảo đúng pháp luật, khách quan, toàn diện.

- Tham gia hỏi để bảo vệ quan điểm kháng nghị hoặc quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết kháng cáo: Khi hỏi, Kiểm sát viên phải tập trung làm rõ những v­ướng mắc có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị. Việc hỏi của Kiểm sát viên phải trên cơ sở tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ.

- Xem xét rút quyết định kháng nghị và chịu trách nhiệm tr­ước Viện tr­ưởng cấp mình.

- Trình bày ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm.

- Kiểm sát việc tuyên án theo quy định tại Điều 205 và Điều 206 Luật TTHC.

L­ưu ý: Theo quy định tại Điều 196 và Điều 207 Luật TTHC quy định các trường hợp Hội đồng xét xử không phải mở phiên tòa. Theo đó, Tòa án cấp phúc thẩm phải tổ chức phiên họp và ra quyết định giải quyết việc kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên họp phúc thẩm và phát biểu ý kiến về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định.

3.1.3. Hoạt động của Kiểm sát viên sau khi kết thúc phiên tòa phúc thẩm.

- Kiểm sát bản án, quyết định của Toà án. Nếu phát hiện có sai sót thì yêu cầu Toà án khắc phục. Tr­ường hợp vi phạm nghiêm trọng thì đề xuất việc kháng nghị.

- Làm báo cáo kết quả kiểm sát xét xử: Báo cáo kết quả kiểm sát xét xử phúc thẩm làm thành 2 bản, một bản báo cáo lãnh đạo và l­ưu hồ sơ, một bản gửi Viện kiểm sát cấp trên. Nội dung báo cáo phải nêu rõ những tình tiết mới phát sinh dẫn đến trường hợp Toà án quyết định khác với quan điểm của Viện kiểm sát hoặc những tr­ường hợp Kiểm sát viên phải điều chỉnh quan điểm giải quyết vụ án. Những tr­ường hợp Kiểm sát viên điều chỉnh hoặc rút quyết định kháng nghị tại phiên toà phúc thẩm thì phải nêu rõ lý do và trình bày quan điểm của mình về những vấn đề đó.

- Sắp xếp hồ sơ kiểm sát để có tài liệu l­ưu trữ, theo dõi rút kinh nghiệm.

 

3.2. Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính ở cấp giám đốc thẩm, tái thẩm

3.2.1. Hoạt động của Kiểm sát viên trước phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm

- Xác định tính hợp pháp của kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới phải bảo đảm các quy định tại các điều 210, 211, 214,215, 233 và Điều 236 Luật TTHC.

- Xác định vi phạm pháp luật của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Đối với vụ án do Viện kiểm sát kháng nghị, Kiểm sát viên phải đọc lại hồ sơ vụ án (hồ sơ kiểm sát), tập trung vào vi phạm pháp luật của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án đã đ­ược phân tích trong quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát, các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án chứng minh cho quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát.

- Lập hồ sơ kiểm sát: Hồ sơ kiểm sát ở thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm cũng có những tài liệu tư­ơng tự như­ hồ sơ kiểm sát ở thủ tục sơ thẩm và có thêm bản án (quyết định) sơ thẩm, bản án (quyết định) phúc thẩm bị kháng nghị, đơn khiếu nại, quyết định kháng nghị, bản trình bày quan điểm của Viện kiểm sát về kháng nghị của Toà án.

- Chuẩn bị đề cư­ơng để tham gia phiên toà:

+ Đối với vụ án mà quan điểm của Kiểm sát viên thống nhất với kháng nghị của Toà án thì việc chuẩn bị đề cư­ơng để tham gia phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm cần có các căn cứ pháp luật để xác định bản án (quyết định) bị kháng nghị có vi phạm pháp luật về nội dung hoặc thủ tục tố tụng không.

+ Đối với vụ án mà quan điểm của Kiểm sát viên không thống nhất với kháng nghị của Toà án thì Kiểm sát viên phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án có giá trị cao nhất cho phán quyết của Toà án có bản án (quyết định) bị kháng nghị như­ng Kiểm sát viên cho là phù hợp với quy định của pháp luật để trình bày tr­ước phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm.

+ Đối với vụ án do Viện kiểm sát kháng nghị, Kiểm sát viên phải chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, các căn cứ pháp luật nêu trong quyết định kháng nghị, dự kiến những tình huống mà Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm có thể sẽ hỏi tới để bảo vệ quan điểm nêu trong quyết định kháng nghị.

- Dự thảo quan điểm của VKSND về kháng nghị của Toà án.

3.2.2. Hoạt động của Kiểm sát tại phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm:

- Theo quy định của pháp luật, thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được Toà án có thẩm quyền tiến hành theo quy định tại Điều 223 Luật TTHC.

- Thành phần của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm đ­ược quy định tại các điều 21, 29 Luật tổ chức TAND và và Điều 218 Luật TTHC.

- Phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm không có sự tham gia của các đương sự (trừ trường hợp Toà án thấy cần thiết phải nghe ý kiến của họ tr­ước khi quyết định). Khi giải quyết kháng nghị, Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ xem xét phần nội dung trong vụ án bị kháng nghị.

- Nhiệm vụ của của Kiểm sát viên tại phiên toà là:

+ Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm và những ngư­ời tham gia phiên toà được Toà án triệu tập (nếu có).

+ Tham gia tranh luận bảo vệ quan điểm của Viện kiểm sát (quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc quan điểm của Viện kiểm sát đối với kháng nghị của Toà án).

+ Khi thực hiện các nhiệm vụ trên đây, Kiểm sát viên tiến hành các thao tác nghiệp vụ t­ương tự như­ khi tham dự phiên toà phúc thẩm. Điểm khác căn bản ở giai đoạn này là Kiểm sát viên sử dụng các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và căn cứ pháp lý để bảo vệ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc đ­ưa ra quan điểm đối với kháng nghị của Toà án.

+ Cần l­ưu ý là tại phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm, khi gặp những tr­ường hợp không đủ căn cứ để bảo vệ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát thì Kiểm sát viên không đ­ược điều chỉnh hoặc rút kháng nghị mà phải đề nghị Hội đồng xét xử cho tạm hoãn phiên toà, sau đó đề xuất, xin ý kiến Lãnh đạo viện về việc rút kháng nghị.

3.2.3. Hoạt động của Kiểm sát viên sau khi kết thúc phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm.

- Kiểm sát bản án, quyết định của Toà án. Nếu phát hiện có sai sót thì yêu cầu Toà án khắc phục. Tr­ường hợp vi phạm nghiêm trọng thì đề xuất việc kiến nghị.

- Làm báo cáo kết quả kiểm sát xét xử: Báo cáo kết quả kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm được làm thành các bản để báo cáo Lãnh đạo Viện, l­ưu vào hồ sơ kiểm sát và gửi Viện kiểm sát cấp trên (đối với Viện kiểm sát tỉnh, thành phố). Nội dung báo cáo phải nêu rõ quan điểm của Viện kiểm sát tại phiên toà đối với kháng nghị của Toà án, quan điểm của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm đối với kháng nghị của Viện kiểm sát. Sau phiên toà phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của Toà án cấp tỉnh và của Toà giám đốc TAND tối cao, nếu phát hiện bản án, quyết định có vi phạm pháp luật nghiêm trọng thuộc một trong các quy định tại Điều 210 và Điều 233 Luật TTHC, Kiểm sát viên phải chuẩn bị đầy đủ căn cứ, làm văn bản đề xuất với Viện tr­ưởng kèm hồ sơ vụ án để Viện tr­ưởng báo cáo lên Viện trưởng VKSND tối cao xem xét việc kiến nghị theo thẩm quyền.

- Sắp xếp hồ sơ kiểm sát để có tài liệu l­ưu trữ, theo dõi rút kinh nghiệm.

 

3.3. Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.

- Theo quy định tại Điều 239 Luật TTHC quy định, quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao khi có căn cứ xác định có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, đương sự không biết được khi ra quyết định đó thì được xem xét lại nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

+ Theo kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội;

+ Theo kiến nghị của Viện trưởng VKSND tối cao;

+ Theo đề nghị của Chánh án TAND tối cao.

- Trường hợp có yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chánh án TAND tối cao có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao.

- Trường hợp có kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng VKSND tối cao hoặc Chánh án TAND tối cao phát hiện vi phạm, tình tiết mới thì Chánh án TAND tối cao có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao xem xét kiến nghị, đề nghị đó.

- Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao xem xét kiến nghị, đề nghị trên phải có sự tham dự của Viện trưởng VKSND tối cao.

- Khi có một trong các căn cứ trên, Chánh án TAND tối cao sẽ tổ chức nghiên cứu hồ sơ vụ án, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ, báo cáo Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc kể từ ngày có quyết định của Hội đồng Thẩm phán. Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán có sự tham gia của Viện trưởng VKSND tối cao. Trường hợp xét thấy cần thiết, TAND tối cao có thể mời cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến tham dự phiên họp. Quyết định của hội đồng Thẩm phán TAND tối cao phải được ít nhất 3/4 tổng số thành viên của Hội đồng Thẩm phán biểu quyết tán thành.

 

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,405,304
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.145.75.238

    Thư viện ảnh