1. Hoạt động kiểm sát việc thụ lý.
- Xem xét đơn kiện để xác định người khởi kiện có quyền khởi kiện hay không. Căn cứ Điều 103 Luật TTHC, người khởi kiện vụ án có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức:
+ Cá nhân khởi kiện phải bảo đảm những điều kiện theo quy định tại Điều 48 của Luật TTHC.
+ Pháp nhân khởi kiện phải thông qua người đại diện theo quy định của pháp luật theo khoản 5 Điều 48 Luật TTHC. Việc ủy quyền khởi kiện, tham gia tố tụng phải làm thành văn bản theo quy định của pháp luật.
+ Người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thực hiện quyền v
2.1. Hoạt động của Kiểm sát viên trước khi tham gia phiên tòa.
2.1.1. Nghiên cứu hồ sơ vụ án.
Theo quy định tại Điều 124 Luật TTHC, thời gian để Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ vụ án tối đa là 15 ngày. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên phải làm rõ những vấn đề sau:
a. Xem xét việc thực hiện các thủ tục tố tụng của Toà án:
Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ thông báo thụ lý vụ án, quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
3.1. Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính ở cấp phúc thẩm.
3.1.1. Hoạt động của Kiểm sát viên trước khi mở phiên toà phúc thẩm
- Theo quy định tại điểm 22.2 Mục 22 Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP ngày 04/8/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC ( sau đây gọ tắt là Nghị quyết số 04/2006) thì trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát về việc Toà án đã thụ lý vụ án. Trên cơ sở văn bản này Viện trưởng Viên kiểm sát ph