ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ hai, 25/11/2024 -02:06 AM

Viện kiểm sát và Công an huyện Lục Nam tổ chức lễ ký Quy chế phối hợp trong công tác tạm giữ, tạm giam

 | 

Với mục đích nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phối hợp giữa Công an huyện Lục Nam và Viện kiểm sát nhân dân huyện Lục Nam để thực hiện tốt các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015; sau khi thống nhất ý kiến tham gia góp ý dự thảo Quy chế phối hợp, vừa qua, Viện kiểm sát nhân dân huyện Lục Nam đã chủ trì phối hợp với Công an huyện Lục Nam tổ chức Lễ ký Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác tạm giữ, tạm giam. Tham dự hội nghị về phía Viện kiểm sát nhân dân huyện có các đồng chí Lãnh đạo, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Đại diện Công an huyện Lục Nam có các đồng chí Trưởng Công an huyện, Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự, các đồng chí Điều tra viên, Cán bộ điều tra.

Ảnh: Lễ ký Quy chế phối hợp giữa hai cơ quan Công an – Viện kiểm sát huyện Lục Nam

Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác tạm giữ, tạm giam của hai đơn vị được xây dựng chi tiết, quy định cụ thể trách nhiệm của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Nhà tạm giữ Công an huyện để bảo đảm việc bắt, giữ, giam được thực hiện đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam; đồng thời bảo đảm các chế độ về tạm giữ, tạm giam, bảo đảm quyền con người của người của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam.

Nội dung Quy chế gồm 3 chương, 12 Điều quy định cụ thể, chi tiết từng vấn đề đã được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015: Việc phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát từ trước khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ; sau khi ra quyết định tạm giữ; việc phối hợp trong việc  hỏi lời khai người bị tạm giữ; trong việc gia hạn tạm giữ; thời hạn, thủ tục giao nhận tài liệu, hồ sơ khi gia hạn tạm giữ; phê chuẩn gia hạn tạm giữ; khởi tố bị can trong trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam; trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn  khác hoặc trả tự do chờ xử lý; phối hợp trong việc kiểm sát thường xuyên hàng ngày, kiểm sát đột xuất và kiểm sát trực tiếp tại Nhà tạm giữ, chế độ họp giao ban, đối chiếu số liệu…

Việc xây dựng Quy chế phối hợp giữa hai cơ quan là hết sức cần thiết, có ý nghĩa quan trọng, nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng các đạo luật mới về tư pháp, đặc biệt là Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015, đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi cho các Cán bộ, Kiểm sát viên của Viện kiểm sát, Điều tra viên, Cán bộ điều tra hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.

Hoàng Văn Tùng- Viện KSND huyện Lục Nam

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,446,667
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.142.43.244

    Thư viện ảnh