ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ sáu, 22/11/2024 -23:38 PM

Phòng 3 - Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm vụ án “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”

 | 

Trong những năm gần đây, tình hình khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép xảy ra trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có diễn biến phức tạp, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền quản lý tài nguyên, khoáng sản của nhà nước; gây mất trật tự an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nguyên nhân là do nhu cầu san lấp mặt bằng và nguyên liệu phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng tăng cao, còn nguồn quy hoạch chưa đáp ứng được nhu cầu, trong khi lợi nhuận từ hoạt động khai thác khoáng sản trái phép thu lại rất cao. Việc phát hiện, xử lý cá nhân, tổ chức có hành vi khai thác tài nguyên và tuyên truyền kết quả xử lý đối với loại tội phạm này là hết sức cần thiết.

Thực hiện Kế hoạch, Chương trình công tác năm của đơn vị; nhằm hoàn thành các chỉ tiêu được giao của đơn vị trong năm 2023 và nâng cao công tác đào tạo tại chỗ thông qua phiên tòa tự rút kinh nghiệm, trong các ngày 05/5/2023 và ngày 08/5/2023,  Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự về kinh tế chức vụ - Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Tòa hình sự - Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang tổ chức phiên tòa hình sự sơ thẩm tự rút kinh nghiệm đối với vụ án Thân Thị An và 02 bị cáo khác, bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang truy tố về tội "Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 227 Bộ luật Hình sự.

Hình ảnh các bị cáo tại phiên tòa

Theo Cáo trạng của Viện kiểm sát, hành vi phạm tội của các bị cáo cụ thể như sau:

Trong thời gian từ tháng 01/2021 đến 15/01/2022, Thân Thị An- sinh năm 1964, trú tại thôn 284, xã Quế Nham, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang; là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Việt Hoàngđã chỉ đạo Trần Hồng Phan- sinh năm 1972, trú tại số nhà 144, đường Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội; là Phó tổng giám đốc và Lê Hữu Ý- sinh năm 1951, trú tại Thôn Đồng Lân, xã Đồng Kỳ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang; làGiám đốc điều hành mỏ than Nước Vàng, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang tổ chức hoạt động khai thác khoáng sản (than) bằng phương pháp lộ thiên không đúng với giấy phép được cấp theo Quyết định số 97/QĐ/UBND ngày 20/01/2009 của UBND tỉnh Bắc Giang. Khối lượng khoáng sản đã khai thác trái phép là 82.429,4m3 với tổng giá trị là 9.948.676.000 đồng. Các bị can đã tiêu thụ khối lượng khoáng sản khai thác trái phép là 78.147,4m3, thu được số tiền 8.529.956.000 đồng. Hành vi khai thác khoáng sản không đúng Giấy phép của các bị can đã vi phạm Luật khoáng sản năm 2010.

Tại phiên tòa, Thân Thị An và Luật sư bào chữa cho bị cáo An cho rằng bị cáo không phạm tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên"; không tổ chức, chỉ đạo, điều hành hoạt động khai thác than trái phép; hành vi của bị cáo chỉ là vô ý, buông lỏng quản lý Công ty nên đã để bên khai thác khai thác vượt ranh giới được cấp phép, khai thác không đúng phương pháp đã được cấp có thẩm quyền cấp phép. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích cho người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cho rằng họ không biết khai thác than trái phép, số tiền họ được nhận từ bị cáo An là tiền bị cáo tạm ứng lợi nhuận do có đóng góp cổ phần vào Công ty, họ không được hưởng lợi ích từ việc khai thác trái phép khoáng sản nên không phải nộp lại số tiền đã nhận. Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử đã tập trung xét hỏi, làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo; đồng thời làm rõ thêm về số tiền các bị cáo và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được hưởng lợi từ hành vi khai thác khoáng sản trái phép. Trước những tài liệu, chứng cứ, lập luận vững chắc của Kiểm sát viên đưa ra, các bị cáo và người liên quan đã nhận thức được hành vi và đề nghị HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt và xem xét về số tiền đã hưởng lợi bất chính.

Hình ảnh Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa

Xét thấy hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; trên cơ sởcác tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và nhân thân bị cáo, đánh giá tính chất, mức độ hành vi phạm tội, trên cơ sở đề nghị của Kiểm sát viên, xét thấy hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, coi thường pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; xâm hại nghiêm trọng đến  quyền quản lý tài nguyên, khoáng sản của Nhà nước, do đó cần buộc các bị cáo phải chịutrách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội đã gây ra bằng bản án nghiêm khắc để răn đe riêng và phòng ngừa chung. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo03 năm giam; bị cáo Phan 02 năm 06 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; bị cáo Ý 02 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Đồng thời, buộc bị cáo An phải nộp lại toàn bộ số tiền hưởng lợi bất chính là1.278.957.621 đồng; bị cáo Phan nộp lại số tiền 318.426.199 đồng;người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải nộp lại số tiền 104.154.000đồngnhư mức đề nghị của Viện kiểm sát.

Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, đơn vị đã tổ chức họp rút kinh nghiệm sau phiên tòa, các đồng chí tham dự phiên tòa phát biểu ý kiến nhất trí đánh giá cao đối với Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên toà đã bảo vệ tốt quan điểm truy tố của Viện kiểm sát, có tác phong tự tin, chững chạc; kỹ năng xét hỏi, luận tội, tranh luận, đối đáp với bị cáo, Luật sư bào chữa, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong vụ án… tại phiên tòa ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, có tính thuyết phục cao. Bên cạnh đó cũng chỉ rõ một số hạn chế trong kỹ năng tranh tụng để Kiểm sát viên rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự ngày một tốt hơn, nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong thời gian tới.

 Việc Phòng 3-Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang lựa chọn vụ án “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” để làm phiên tòa tự rút kinh nghiệm vừa nâng cao kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa cho Kiểm sát viên, vừa góp phần tuyên truyềnđấu tranh với các hành vi khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép nhằm nâng cao ý thức của các cá nhân, tổ chức và người dân trong bảo vệ tài nguyên khoáng sản; vừa góp phần không nhỏ vào công cuộc phòng, chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay./.

Nguyễn Thị Huệ Anh- Phòng 3, VKSND tinh Bắc Giang

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,424,156
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.146.206.246

    Thư viện ảnh