ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Chủ nhật, 24/11/2024 -14:55 PM

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI): Từ câu nói hay nhất trong tuần và những điều cần suy ngẫm...!

 | 

           Trong xã hội biến động từng giờ, từng ngày, từng tuần... trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội hối hả. Chúng ta có thể bắt gặp đâu đó những câu nói, những nhận định... mà ta thường gọi là " Câu nói hay nhất trong ngày, tuần..." và tôi thực sự ấn tượng với câu nói "Hành vi vượt đèn đỏ là hành vi ăn cắp" cả theo nghĩa đen, lẫn nghĩa bóng. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ từ hành vi trên liên tưởng trong cuộc sống thực tại có những điều cần suy ngẫm... hơn thế.

            Trước hết, ta hãy bắt đầu cắt nghĩa về hành vi “vượt đèn đỏ”:

            Theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện (Khoa Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh) từng đưa ra một ví dụ về cách ứng xử với tự do, quyền hạn và quy ước xã hội như sau: “Về mặt đạo đức, hành vi vượt đèn đỏ được phân tích thành một vụ ăn cắp quyền của người sử dụng đèn xanh, nếu đã vượt đèn đỏ mà còn sừng sộ, chửi bới, hành hung những người phản đối, thì thành ăn cướp”. Mỗi người khi thực hiện một quyền không phải của mình bị xã hội coi là người xấu. Về mặt pháp lý, vượt ngã tư khi đèn đỏ không chỉ được xác định là hành vi không tôn trọng luật lệ giao thông; đó còn là hành vi chiếm đoạt trái phép quyền sử dụng đèn xanh của người khác. Về mặt đạo đức, hành vi này được phân tích thành một vụ ăn cắp (quyền của người sử dụng đèn xanh). Như thế, vượt đèn đỏ không chỉ được xác định là hành vi không tôn trọng pháp luật ATGT mà còn là hành động chiếm đoạt trái phép quyền sử dụng đèn xanh của người khác. Nhưng trong thực tế khi tham gia giao thông, chúng ta chứng kiến không ít người đã “ăn cắp” quyền tham giao thông của người khác bằng cách vô tư vượt đèn đỏ. Có rất nhiều người vì có ý thức chấp hành tốt, nghiêm túc quy định về tín hiệu đèn giao thông còn bị một ai đó “mắng mỏ, nhìn với con mắt không bình thường” bằng cách bấm còi inh ỏi phía sau thúc giục (hoặc khuyến khích) mình phải vi phạm. Không ít người vì kiên định chấp hành đúng quy định về tín hiệu đèn, không vượt đèn đỏ khi thấy tuyến đường giao cắt vắng bóng xe, đã bị những người xếp hàng phía sau chửi bới, lăng mạ và coi đó là những người “không bình thường”. Song họ đâu biết rằng chính họ mới là những người không bình thường và đang thực hiện một hành vi bị xã hội lên án là “ăn cướp” quyền tham gia giao thông của người khác. Hành vi ấy không chỉ vi phạm về mặt đạo đức mà còn cả về pháp luật cần những mức xử phạt nghiêm khắc. 

            Và cuối cùng ta bắt đầu với những điều cần suy ngẫm…khi thực hiệnNghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành TW Đảng (khóa XI)  về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Ngày 24/2, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 15-CT/TW của Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành TW Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.Để Nghị quyết Trung ương 4 thực sự đi vào đời sống, đúng như ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, lần này cần phải làm nghiêm từ trên xuống. Trên có nghiêm thì dưới mới có gương để tự soi mình, trên có làm thì dưới mới chuyển động. Nếu Nghị quyết Trung ương lần này không được thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để sẽ là một mối nguy hại lớn cho uy tín của Đảng, cho sự sống còn của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

            Tại Hội nghị Trung ương 4 đã phân tích tình hình, đánh giá công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng là cần thiết và cấp bách. Đây là yêu cầu khách quan xuất phát từ thực tiễn và phải bắt đầu từ chỉnh đốn hành vi, đạo đức của cán bộ đảng viên”. Đảng ta là Đảng cầm quyền. Bối cảnh phức tạp của tình hình quốc tế, trong nước và công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi Đảng ta phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, phải thường xuyên chăm lo công tác chính trị, tư tưởng, bảo đảm sự thống nhất trong Đảng về nhận thức và hành động, sự đồng thuận trong xã hội về mục tiêu, lý tưởng, về đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới và vai trò lãnh đạo của Đảng. Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng chỉnh đốn Đảng chính là gạn đục, khơi trong, làm cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, để phục vụ nhân dân, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân. Sinh thời, Bác Hồ từng chỉ rõ, mọi hoạt động xây dựng Đảng trong mọi thời kỳ cách mạng của Đảng đều không ngoài mục đích trên.

            Với chúng ta những cán bộ, đảng viên với cương vị, chức trách nhiệm vụ của mình hãy thẳng thắn, nghiêm túc tự kiểm điểm và soi rọi lại bản thân mình bắt đầu từ những việc tưởng như hết sức đơn giản trong cuộc sống như: không lấy quyền đèn xanh của người khác khi tham gia giao thông, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh nơi công sở - nơi công cộng; thực hiện đúng, đầy đủ, khánh quan trách nhiệm một công bộc của dân, không thờ ơ lãnh cảm trước nhân dân; không tham ô, tham những, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; giữ gìn và rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng... Đó là những điều thường ngày ta vẫn gặp, vẫn làm, vẫn thực hiện trong cuộc sống. Có những điều, có những việc ta đã thực hiện tốt nhưng hãy thử "dũng cảm" với chính bản thân mình để nghiệm lại và có phương hướng cho ngày mai...!

            Như Bác Hồ quan niệm: đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng có thiện, có ác trong mình. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc; thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác để khắc phục. Tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện thường xuyên trong mọi hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như trong sinh hoạt cộng đồng, trong mọi mối quan hệ của mình. Và trước hết hãy bắt đầu từ bản thân mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta. Hãy nêu cao tinh thần cách mạng hết lòng hết sức phục sự tổ quốc, phục vụ nhân dân phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Đồng thời cũng rất cá nhân, vì cả mục tiêu lý tưởng của bản thân trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Có như thế là chúng ta đã góp phần thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ với cán bộ ngành kiểm sát là: "Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiếm tốn" và góp phần hoàn thành sứ mệnh cách mạng của ngành trước Đảng, Nhà nước và nhân dân ta tiến tới mục tiêu cách mạng lý tưởng vì một xã hội xã hội chủ nghĩa tươi đẹp với Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng...

            Mỗi mỗi cán bộ, đảng viên hãy nêu gương sáng bắt đầu ngày mới bằng một việc tốt, luôn tự soi rọi mình trong cuộc sống  để có thể "nhân việc tốt và giảm tồn tại" có nghĩa là Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng đã đi vào mỗi chúng ta. Như vậy, mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng ta về một xã hội xã hội chủ nghĩa sẽ còn không xa.

Nguyễn Văn Tuấn

 

 

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,440,959
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.227.209.101

    Thư viện ảnh