ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ tư, 15/01/2025 -21:43 PM

Kiến nghị từ Bắc Giang trong việc sửa đổi Hiến pháp 1992

 | 

Vừa qua, HĐND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch 314/KH- HĐND tổng kết việc thi hành Hiến pháp 1992 trên địa bàn tỉnh, trong đó xác định rõ mục đích, yêu cầu; phương pháp, nội dung tổng kết và nêu rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc tổng kết thi hành Hiến pháp 1992...Và cũng chính từ thức tiễn, Bắc Giang đã có những kiến nghị cụ thể hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước thông qua việc sửa đổi Hiến pháp lần này.

Những kết quả đạt được trong việc thi hành Hiến pháp 1992

Triển khai thực hiện Hiến pháp 1992, trong 20 năm qua HĐND, UBND các cấp tỉnh Bắc Giang đã ban hành gần 1.000 văn bản QPPL; công tác thể chế hóa đã được HĐND, UBND các cấp trong tỉnh Bắc Giang quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo, qua đó chất lượng văn bản QPPL được ban hành ngày càng được nâng lên, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, góp phần quan trọng vào việc đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Khẳng định rõ những kết quả đạt được trong việc thi hành Hiến pháp, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Mạnh Cường cho biết, từ khi triển khai Hiến pháp 1992 đến nay, tình hình KT - XH trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển rõ rệt. Đặc biệt trong năm 2011, tuy lạm phạt cao nhưng kinh tế của tỉnh vẫn tăng trưởng 10,5%, đời sống của nhân dân được ổn định, những vấn đề an sinh xã hội được quan tâm, văn hóa xã hội phát triển đặc biệt là giáo dục và đạo tào; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định và giữ vững.

Thực hiện các quy định của Hiến pháp 1992 và Luật Tổ chức HĐND, UBND năm 2003, trong những năm qua, HĐND, UBND và đại biểu HĐND các cấp trong tỉnh Bắc Giang đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, liên hệ chặt chẽ với cử tri và công dân; giải quyết các kiến nghị của cử tri và công dân; chủ động phối hợp với Ủy ban MTTQ, các đoàn thể trong việc thực hiện nhiệm vụ, qua đó KT - XH của tỉnh có chuyển biến tích cực; các lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt nhiều tiến bộ, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, an sinh xã hội được chú trọng. Công tác chăm lo đối tượng chính sách xã hội, thực hiện chính sách dân tộc miền núi, xóa đói, giảm nghèo thường xuyên được quan tâm, qua đó đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện.

Sửa đổi Hiến pháp bắt đầu từ những kiến nghị cụ thể

 

Việc quán triệt thực hiện Hiến pháp năm 1992 đã được các cấp, các ngành trong tỉnh Bắc Giang đặc biệt quan tâm nhưng chất lượng tuyên truyền đi vào chiều sâu để người dân hiểu được đây là đạo luật gốc, là nền tảng, cơ sở pháp luật cho nhân dân thực thi theo đúng quy định của pháp luật còn nhiều nguyên nhân - Phó chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Mạnh Cường nhận định. Nguyên nhân cơ bản là đội ngũ cán bộ am hiểu về pháp luật, điều kiện để thực hiện tuyên truyền giáo dục hiến pháp và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ cho công tác này chưa được chú trọng.

 

Bên cạnh đó, trong quá trình thực thi Hiến pháp đã bộc lộ những bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội hiện nay. Phó chủ tịch Nguyễn Mạnh Cường cho rằng, quy định chức năng nhiệm vụ của HĐND chưa rõ; chức năng quyết định những vấn đề về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng chưa cụ thể; chức năng giám sát của HĐND chưa có chế tài cũng như văn bản pháp luật để tổ chức thực hiện sau giám sát và quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan. Do vậy tính khả thi cũng như chức năng của HĐND cũng còn hạn chế. Qua thực tiễn cho thấy, nếu như trách nhiệm của người đứng đầu được quy định rõ và được cụ thể hóa bằng luật thì chắc chắn ý thức trách nhhiệm được nâng lên, hiệu quả công tác sẽ tốt hơn.

 

Nêu những tồn tại trong việc thực hiện các quy định của Hiến pháp, Phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang Nguyễn Trọng Nam cho biết, mặc dù việc xây dựng và kiện toàn hệ thống đã được thống nhất bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, nhưng ở cấp xã có một số chức danh chưa được bố trí là công chức nên đã ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở. Cụ thể là chức danh Văn phòng Đảng ủy và Phó trưởng công an cấp xã chỉ là những người hoạt động không chuyên trách, phụ cấp được hưởng rất thấp (chỉ bằng hệ số 1,0 của mức lương tối thiểu) mà thời gian làm việc tại cơ quan lại như công chức, thường xuyên phải trực đêm, tuần tra. Nguyên nhân là do Hiến pháp chưa quy định và Luật Cán bộ, công chức chưa cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp để đưa chức danh Văn phòng Đảng ủy và Phó trưởng công an là công chức.

Hay như đối với Viện Kiểm sát nhân dân, việc quy định Viện kiểm sát là  cơ quan độc lập trong hệ thống  tổ chức bộ máy nhà nước , không phụ thuộc vào chính quyền địa phương . Trên cơ sở xác định đúng đắn vị trí, vai trò trong bộ máy nhà nước, từ khi có Hiến pháp 1992 đến nay, hàng năm Ngành Kiểm sát Bắc Giang đã tập trung đi sâu kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm có nhiều vi phạm pháp luật như nông nghiệp, công nghiệp, ngân hàng, bưu điện, giao thông, xây dựng, quản lý thị trường… nhằm phát hiện, kiến nghị, yêu cầu sửa chữa khắc phục các vi phạm, góp phần tích cực vào việc tăng cường kỷ cương pháp luật trong quản lý kinh tế. Các đơn vị trong Ngành Kiểm sát Bắc Giang luôn quán triệt và thực hiện tốt nguyên tắc tập trung thống nhất được quy định tại Điều 138 của Hiến pháp quy định gắn với nguyên tắc tập trung dân chủ theo quy định của Đảng. Tuy nhiên, dù hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân ra đời đến nay đã 51 năm và Hiến pháp năm 1992 được thực hiện đến nay đã gần 20 năm, nhưng hiện nay vẫn tồn tại tình trạng không ít cán bộ công chức và nhân dân ít hiểu biết sâu về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước. Bên cạnh đó, trong quá trình thực thi Hiến pháp, Viện Kiểm sát tỉnh và các Viện Kiểm sát cấp huyện cũng chưa chú trọng đi sâu tuyên truyền, quảng bá về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước, thậm chí còn cho rằng Viện Kiểm sát là cơ quan hành pháp trực thuộc chính quyền địa phương.

Như vậy, rõ ràng Hiến pháp năm 1992 chưa có điều nào quy định rõ vị trí, vai trò của Viện Kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước. Điều 137 của hiến pháp quy định: Viện Kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Viện trưởng Nguyễn Việt Hùng kiến nghị sửa đổi thành “Viện Kiểm sát nhân dân là hệ thống cơ quan nhà nước độc lập, không phụ thuộc vào các cấp chính quyền, các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương” và “Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”…

Những kiến nghị, đề xuất này mới chỉ là bước đầu , từ thực tiễn của một địa phương. Nhưng đó là những kiến nghị xác đáng, cần phải được tập hợp  và xem xét kỹ lưỡng. Để việc sửa đổi Hiến pháp đạt hiệu quả cao, rất cần những kiến nghị  cụ thể từ các địa phương mà  kiến nghị từ Bắc Giang là một minh chứng.

Vi hoa

(Nguồn: Báo điện tử Đại biểu Nhân dân)

 

 

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:32,141,444
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.218.94.236

    Thư viện ảnh