ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ ba, 21/01/2025 -00:52 AM

Chuyên đề sinh hoạt các chi bộ tháng 9 năm 2017

 | 

CHUYÊN ĐỀ

NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI CẦN LƯU Ý TRONG

BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI NĂM 2017

 

I. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3- Nguyên tắc xử lý và Điều 51- Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của BLHS năm 2015

1.1. Về Điều 3 - Nguyên tắc xử lý

- BLHS năm 1999 chỉ quy định nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội, trong đó không quy định nguyên tắc khoan hồng đối với người đầu thú, cụ thể: Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra”(khoản 2 Điều 3).

- BLHS năm 2015bổ sung nguyên tắc khoan hồng đối với người đầu thú khi quy định vềnguyên tắc xử lý đối với người phạm tội, cụ thể: Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn, hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;”(điểm d khoản 1 Điều 3).

Đồng thời, bổ sung nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân thương mại phạm tội, trong đó có nguyên tắc: “Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra (điểm d khoản 2 Điều 3).

- BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017 ( gọi tắt là BLHS năm 2017): Bổ sung, sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 3 và điểm d khoản 2 Điều 3 của BLHS năm 2015như sau:

 “Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án,ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra(điểm a khoản 1 Điều 1).

“Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra”(điểm b khoản 1 Điều 1).

1.2. Về Điều 51 - Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

a)BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015đều quy định tình tiết giảm nhẹ“Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm” (điểm q khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 và điểm t khoản 1 Điều 51 BLHS 2015).

- BLHS năm 2017: Sửa đổi, bổ sung tình tiết trên như sau “Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án (điểm a khoản 6 Điều 1).

b)BLHS năm 1999quy định tình tiết“Người phạm tội thành khẩn khaibáo, ăn năn hối cải”là 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (điểm p khoản 1 Điều 46).

- BLHS năm 2015đã tách tình tiết nêu trên để quy định thành 02 tình tiết giảm nhẹ: “Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải” (điểm s khoản 1 Điều 51).

- BLHS năm 2017đã sửa đổi tình tiết giảm nhẹ này theo hướng giữ như quy định của BLHS năm 1999 “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”.

c)BLHS năm 1999: không quy định.

- BLHS năm 2015bổ sung tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: “Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sỹ, người có công với cách mạng” (điểm x khoản 1 Điều 51)

- BLHS năm 2017sửa đổi như sau: “Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ” (điểm b khoản 6 Điều 1).

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 14- Chuẩn bị phạm tội của BLHS năm 2015

- BLHS năm 1999quy định về khái niệm chuẩn bị phạm tội như sau: “Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm” (Điều 17).

- BLHS năm 2015 mởrộng khái niệm chuẩn bịphạm tội, bổsung hành vi “thành lp, tham gia nhóm ti phm” và có loại trừ các hành vi thành lập, tham gia nhóm tội phạm đã cấu thành tội độc lập như: Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113, điểm akhoản 2 Điều 299,cụ thể: “Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm trừ trường hợp quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này(khoản 1 Điều 14).

- BLHS năm 2017bổ sung cụm từ “thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm” trước cụm từ quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này”, cụ thể: “Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này” (khoản 4 Điều 1).

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 19- Không tố giác tội phạm của BLHS năm 2015

- BLHS các năm 1985, 1999đều quy định về nghĩa vụ tố giác tội phạm của công dân và trách nhiệm hình sự của công dân về hành vi không tố giác tội phạm(Điều 19 BLHS năm 1985, Điều 22 BLHS năm 1999), trong đó trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm của người bào chữa được xác định như mọi công dân khác và được điều chỉnh chung trong quy định  “Người nào” của BLHS năm 1985 và năm 1999.

- BLHS năm 2015: trên cơ sở cân nhắc đặc thù của hoạt động bào chữa, mối quan hệ giữa người bào chữa với người được bào chữa nên BLHS năm 2015 đã có sự điều chỉnh hợp lý hơn chính sách này theo hướng thu hẹp một phần phạm vi trách nhiệm hình sự của người bào chữa so với công dân khác trong việc không tố giác tội phạm. Theo đó, khoản 3 Điều 19 quy địnhNgười bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này”.

- BLHS năm 2017có sự sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 19 như sau:Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việcbào chữa.

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 29 - Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự của BLHS năm 2015

a)-BLHS năm 1999 quy định Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác,người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự(khoản 2 Điều 25).

- BLHS năm 2015bỏ cụm từ “Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác”, cụ thể: “Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận” (điểm c khoản 2 Điều 29).

- BLHS năm 2017sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 29 theo hướng lấy lại quy định của BLHS năm 1999, bổ sung cụm từ “Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác” vào đầu điểm này, cụ thể: Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận”

b)-BLHS năm 1999: không quy định.

- BLHS năm 2015bổ sung quy định: Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự(khoản 3 Điều 29).

- BLHS năm 2017sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 29 như sau: “Người thực hiện tội phạmnghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọnggây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quảvà được người bị hại hoặc người đại diện hợp phápcủa người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự” .

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 61- Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án của BLHS năm 2015

-BLHS năm 1999 vàBLHS năm 2015 chỉ quy định về việc không áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

- BLHS năm 2017bổ sung quy định về việc không áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối với 02 tội: (1) tội tham ô tài sản (khoản 3 và khoản 4 Điều 353) và (2) tội nhận hối lộ (khoản 3 và khoản 4 Điều 354).

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 66- Tha tù trước thời hạn có điều kiện của BLHS năm 2015

a)-BLHS năm 1999: không quy định.

- BLHS năm 2015 quy định Người đang chấp hành án phạt tù có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:c) Đã được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng trở lên;…” (khoản 1 Điều 66).

- BLHS năm 2017đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 66 theo hướng đưa nội dung điểm c lên đoạn đầu khoản 1, cụ thể: Người đang chấp hành án phạt tùvề tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù hoặc người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm ít nghiêm trọng có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:…”

b)-BLHS năm 1999:không quy định.

- BLHS năm 2015 quy định: Trường hợp người phạm tội là thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thìthời gian đã chấp hành ít nhất là một phần ba hìnhphạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 12 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn(điểm e khoản 1 Điều 66).

- BLHS năm 2017sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 1 Điều 66 như sau: Trường hợp người phạm tội là người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì...”

2. Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến người dưới 18 tuổi phạm tội

2.1. Sửa đổi, bổ sung liên quan đến phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi

- BLHS năm 1999 quy định: “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc  tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” (khoản 2 Điều 12).

- BLHS năm 2015thu hẹp phạm vi trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, theo đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về một số loại tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng được liệt kê cụ thể tại khoản 2 Điều 12; riêng đối với 03 tội danh: tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134), tội hiếp dâm (Điều 141) và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169) thì phải chịu trách nhiệm hình sự cả về loại tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng.

- BLHS năm 2017sửa đổi như sau: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này” (khoản 3 Điều 1).

2.2. Sửa đổi, bổ sung liên quan đến phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi trong trường hợp chuẩn bị phạm tội

- BLHS năm 1999quy định có tính khái quát như sau: “Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện” (Điều 17).

- BLHS năm 2015quy định người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội đối với 04 tội danh là: (1) tội giết người, (2) tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, (3) tội cướp tài sản và (4) tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (khoản 3 Điều 14).

- BLHS năm 2017sửa đổi khoản 3 Điều 14 BLHS năm 2015 theo hướng thu hẹp phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, cụ thể: người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội đối với 02 tội danh là tội giết người và tội cướp tài sản.

2.3. Sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện để đương nhiên được xóa án tích

- BLHS năm 1999 quy định chung: “Thời hạn để xoá án tích đối với người chưa thành niên là một phần hai thời hạn quy định tại Điều 64 của Bộ luật này” (khoản 1 Điều 77).

- BLHS năm 2015quy định: “Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì đương nhiên xóa án tích nếu trong thời hạn 03 năm tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới” (khoản 2 Điều 107).

- BLHS năm 2017quy định người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên được xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây: (1) 06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo; (2) 01 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; (3) 02 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; (4) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm(khoản 19 Điều 1).

3. Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến pháp nhân thương mại phạm tội

3.1. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 - Phân loại tội phạm của BLHS năm 2015

- BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015: không quy định.

- BLHS năm 2017bổ sung cách phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại theo hướng viện dẫn cách phân loại đối với cá nhân phạm tội là căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội do cá nhân thực hiện để quy định tương ứng hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại.

Việc phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại được xác định như sau:

(1) Đối với pháp nhân thương mại phạm tội tại điểm a khoản 4 Điều 211 (Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 211): căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm do cá nhân thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 211 thuộc loại tội phạm nào thì pháp nhân thương mại thuộc loại tội phạm đó. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 211 thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng. Do vậy, pháp nhân thương mại phạm tội tại điểm a khoản 4 thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng.

(2) Tương tự, xác định được pháp nhân thương mại phạm tội tại điểm b khoản 4 Điều 211 thuộc loại tội phạm nghiêm trọng.

(3) Đối với pháp nhân thương mại phạm tội tại điểm c khoản 4 Điều 211 (Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của BLHS – là trường hợp pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm): việc phân loại tội phạm cũng căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà pháp nhân thương mại đã thực hiện (cấu thành khoản 1 Điều 211 thì thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng; cấu thành khoản 2 Điều 211 thì thuộc loại tội phạm nghiêm trọng).

3.2. Mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

- BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015: không quy định.

- BLHS năm 2017:Mở rộng trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với Tội tài trợ khủng bố (Điều 300) và Tội rửa tiền (Điều 324) (các khoản 11, 102 và 122 Điều 1).

3.3. Sửa đổi, bổ sung về cách tổng hợp hình phạt chính trong trường hợp pháp nhân thương mại phạm nhiều tội của BLHS năm 2015

- BLHS năm 1999: không quy định.

- BLHS năm 2015 quy định cách tổng hợp hình phạt chính trong trường hợp pháp nhân thương mại phạm nhiều tội như sau: (1) Nếu các hình pht đã tuyên cùng là pht tin thì các khon tin pht được cng li thành hình pht chung;(2) Hình pht đã tuyên là đình chhot đng có thi hn đi vi tng lĩnh vc cththì không tng hp;(3) Hình pht tin không tng hp vi các loi hình pht khác (khoản 1 Điều 86).

- BLHS năm 2017sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Đối với hình phạt chính: a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung. Hình phạt tiền không tổng hợp với các hình phạt khác; b) Nếu các hình phạt đã tuyên là đình chỉ hoạt động có thời hạn và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong cùng lĩnh vực hoặc hình phạt đã tuyên cùng là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong cùng lĩnh vực thì hình phạt chung là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong lĩnh vực đó; c) Nếu các hình phạt đã tuyên là đình chỉ hoạt động có thời hạn trong cùng lĩnh vực thì được tổng hợp thành hình phạt chung nhưng không vượt quá 04 năm; d) Nếu trong số các hình phạt đã tuyên có hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 79 của Bộ luật này thì hình phạt chung là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với toàn bộ hoạt động; đ) Nếu các hình phạt đã tuyên là đình chỉ hoạt động có thời hạn trong các lĩnh vực khác nhau hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong các lĩnh vực khác nhau hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong các lĩnh vực khác nhau thì không tổng hợp.”(khoản 13 Điều 1).

3.4. Sửa đổi, bổ sung các điều 188, 189, 200, 225, 226, 227 và 232 của BLHS năm 2015

- BLHS năm 1999: không quy định.

- BLHS năm 2015 có 07/31 điều luật (Điều 188 (Tội buôn lậu), Điều 189 (Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới), Điều 200 (Tội trốn thuế), Điều 225 (Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan), Điều 226 (Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp), Điều 227 (Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên) và Điều 232 (Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản) mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự không có sự tương đồng giữa trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội và cá nhân phạm tội. Cụ thể, tại 07 điều luật trên, ngoài quy định về các tình tiết như thu lợi bất chính, giá trị tài sản bị thiệt hại, giá trị hàng hóa, tỷ lệ tổn thương cơ thể cho người khác như áp dụng đối với cá nhân thì còn phải có thêm tình tiết “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”.

- BLHS năm 2017sửa đổi theo hướng quy định mức khởi điểm về thu lợi bất chính, giá trị tài sản bị thiệt hại hoặc giá trị hàng hóa... thì sẽ xử lý hình sự ngay mà không kèm theo điều kiện “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”; chỉ giữ lại ở một số điều luật quy định trường hợp dưới mức khởi điểm thì phải có thêm điều kiện “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” thì mới xử lý hình sự.

- Ví dụ:Điều 232 BLHS năm 2015 quy định:

“Điu 232. Ti vi phm các quy đnh vkhai thác, bo vrng và qun lý lâm sn

5. Pháp nhân thương mi phm ti quy đnhti Điu này, thì bpht nhưsau: a) Phm ti thuc trường hp quy đnh ti khon 1 Điu này, đã bxpht vi phm hành chính vhành vi này mà còn vi phm, trtrường hp quy đnh ti đim g khon 1 Điu này, thì bpht tin t300.000.000 đng đến 1.000.000.000 đng;”.

BLHS năm 2017sửa đổi điểm a khoản 5 Điều 232 theo hướng, bỏ tình tiết “đã bxpht vi phm hành chính vhành vi này mà còn vi phm”, cụ thểnhư sau:

“a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;”.

4. Sửa đổi, bổ sung mức định lượng về tỷ lệ tổn thương cơ thể trong các khung của một số điều luật

4.1. Về cách tính tỷ lệ tổn thương cơ thể

- BLHS năm 1999 chỉ quy địnhtính tỷ lệ tổn thương cơ thể của từng người; còn việc tính tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của nhiều người do các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành BLHS năm 1999quy định.

- BLHS năm 2015có 03 cách tính tỷ lệ tổn thương cơ thể trong trường hợp phạm tội có hậu quả gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người: (1) tính tỷ lệ tổn thương cơ thể của từng người; (2) tính tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này; (3) kết hợp vừa tính tỷ lệ tổn thương cơ thể của từng người, vừa tính tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của nhiều người.

Ví dụ: Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

…e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

…b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

- Luật số 12/2017/QH14chỉ quy định 02 cách tính: (1) tính tỷ lệ tổn thương cơ thể của từng người; (2) tính tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này (đối với những trường hợp do lỗi vô ý với hậu quả gây thương tích cho nhiều người). Đồng thời, sửa đổi toàn bộ quy định của BLHS năm 2015 có quy định về tỷ lệ tổn thương cơ thể để bảo đảm cách tính thống nhất, phù hợp với từng nhóm khách thể được bảo vệ.

- Ví dụ: Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

…b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

…e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

…b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;- Lý do sửa đổi, bổ sung:khắc phục tình trạng có trường hợp trùng lặp,  có trường hợp lại bỏ lọt tội phạm như cách quy định tại BLHS năm 2015.

4.2. Về tình tiết “Gây rối loạn tâm thần và hành vi”

- BLHS năm 1999: không quy định.

- BLHS năm 2015bổ sung tình tiết “Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân”, tuy nhiên quy định tách riêng với tình tiết “Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân”.

- BLHS năm 2017sửa đổi theo hướng nhập tình tiết“Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân” với tình tiết “Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân” trong những điều luật quy định cả 02 tình tiết này;và quy định mức tỷ lệ “Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân” bằng với mức tỷ lệ “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân”.

- Ví dụ:+ Điểm g, điểm h khoản 2 Điều 169 BLHS năm 2015 quy định:

“Điu 169. Ti bt cóc nhm chiếm đot tài sn

2. Phm ti thuc mt trong các trường hp sau đây, thì bpht tù t05 năm đến 12 năm:…

g) Gây thương tích hoc gây tn hi cho sc khoca người bbt làm con tin mà tltn thương cơtht11% đến 30%;

h) Gây ri lon tâm thn và hành vi ca nn nhân t11% đến 45%;”.

+ BLHS năm 2017sửa đổi 02 điểm này theo hướng như sau:

“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:…

g) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;”.

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 134 - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của BLHS năm 2015

5.1.- BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015:không quy định.

- BLHS năm 2017bổ sung trường hợp dùng vũ khí, vật liệu nổ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là tình tiết định tội tại điểm a khoản 1 Điều 134.

5.2.- BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 đều quy định “gây cố tật nhẹ cho nạn nhân” là tình tiết định tội.

- BLHS năm 2017bỏ quy định “gây cố tật nhẹ cho nạn nhân” tại điểm c khoản 1 Điều 134.

5.3.- BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015: không quy định.

- BLHS năm 2017bổ sung trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe đối với người chữa bệnh cho mình là tình tiết định tội tại điểm d khoản 1 Điều 134.

5.4.- BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015: không quy định.

- BLHS năm 2017bổ sung trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác khi đang bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng cũng là tình tiết định tội tại điểm g khoản 1 Điều 134.

5.5.- BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 đều quy định “phạm tội 02 lần trở lên”“phạm tội đối với 02 người trở lên” là tình tiết định tội tại khoản 1 các điều 104 và 134.

- BLHS năm 2017không quy định“phạm tội 02 lần trở lên”“phạm tội đối với 02 người trở lên” là tình tiết định tội tại khoản 1 Điều 134 mà chỉ quy định tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” là tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 2 Điều 134.

5.6.- BLHS năm 1999: không quy định.

- BLHS năm 2015 quy định trường hợp “Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên” có khung hình phạt cao nhất đến tù chung thân và được sắp xếp cùng với khung hình phạt trong trường hợp làm chết 02 người trở lên.

- BLHS năm 2017sửa lại theo hướng quy định tình tiết “Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên” cùng khung hình phạt với tình tiết làm chết 01 người.

5.7.- BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với trường hợp gây thương tích dẫn đến chết người có cùng mức hình phạt đối với Tội giết người quy định tại khoản 2 Điều 123 (cùng là 15 năm tù).

- BLHS năm 2017điều chỉnh lại mức cao nhất của khung hình phạt đối với trường hợp gây thương tích làm chết người là 14 năm tù.

5.8.- BLHS năm 1999 chỉ quy định về trách nhiệm hình sự đối với tất cả các trường hợp chuẩn bị phạm tội ở Phần chung như sau: “Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện” (Điều 17).

- BLHS năm 2015 quy định về trách nhiệm hình sự trong trường hợp chuẩn bị phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định cả ở Phần những quy định chung (khoản 2 Điều 14) và cả ở những điều luật cụ thể, chẳng hạn Điều 134 quy định: “Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm” (khoản 7) để xử lý đối với những hành vi có tính nguy hiểm cao cho xã hội, cần được ngăn chặn, xử lý sớm, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này, tránh trường hợp để xảy ra hậu quả nghiêm trọng mới xử lý hình sự. Tuy nhiên, quy định này dễ dẫn đến việc xử lý hình sự quá rộng.

- BLHS năm 2017cũng quy định về trách nhiệm hình sự trong trường hợp chuẩn bị phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định cả ở Phần những quy định chung (khoản 2 Điều 14) và ở Điều 134 nhưng theo hướng thu hẹp phạm vi chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp chuẩn bị phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, theo đó: “Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”(khoản 6 Điều 134).

6. Sửa đổi một số điều luật có quy định tình tiết từ định lượng sang định tính (các điều 162, 283, 284, 301, 304, 305, 306, 311và 363)

- BLHS năm 1999 có nhiều quy định mang tính định tính ở các chương của Bộ luật.

- BLHS năm 2015định lượng cụ thể tất cả các tình tiết mang tính định tính, trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia (Chương XIII) và các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu (Chương XXV).

- BLHS năm 2017 quay trở lại cách quy định như BLHS năm 1999 về các tình tiết có tính định tínhtại các điều 162 (Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật), 283 (Tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 284 (Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), 301 (Tội bắt cóc con tin), 304 (Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự), 305 (Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ), 306 (Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng tác dụng tương tự), 311 (Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc) và 363 (Tội đào nhiệm) BLHS năm 2015.

7. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Chương các tội xâm phạm sở hữu của BLHS năm 2015

7.1. Về tình tiết định tội “tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về tinh thần đối với người bị hại” (các điều 172, 173, 174, 175  và 178 của BLHS năm 2015)

- BLHS năm 1999: không quy định.

- BLHS năm 2015 bổ sung tình tiết định tội “tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về tinh thần đối với người bị hại” tại các điều 172, 173, 174, 175 và 178.

- BLHS năm 2017không quy định tình tiết“tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại” mà chỉ giữ lại quy định tình tiết “tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ” là tình tiết định tội tại các điều 172, 173, 174, 175 và 178.

7.2. Về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 của BLHS năm 2015)

- BLHS năm 1999 quy định hành vi “bỏ trốn” là một trong các tình tiết định tội của Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (điểm a khoản 1 Điều 140).

- BLHS năm 2015 bỏ hành vi “bỏ trốn” trên.

- BLHS năm 2017kế thừa quy định của BLHS năm 1999, bổ sung lại hành vi “bỏ trốn” là một trong các tình tiết định tội của Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (điểm a khoản 1 Điều 175).

8. Bỏ các khoản có quy định nhắc lại cấu thành cơ bản

- BLHS năm 201530 điều luật (các điều: 235, 260, 261, 262, 263, 264, 265, 267, 268, 269, 270, 271, 272, 273, 274, 275, 276, 278, 279, 280, 283, 295, 298, 308, 309, 310, 312, 313, 315 và 360) có cách quy định nhắc lại cấu thành cơ bản.

- BLHS năm 2017đã sửa đổi theo hướng bỏ các quy định nhắc lại cấu thành cơ bản, trừ Điều 235 (xem chi tiết tại mục 12.1 của tài liệu).

9. Sa đi, bsung Điu 190 - Ti sn xut, buôn bán hàng cm và Điu 191- Ti tàng tr, vn chuyn hàng cm ca BLHS năm 2015

9.1. Sa đi, bsung theo hướng có mức định lượng riêng về số lượng/khối lượng đối với đi tượng là thuc lá điếu nhp lu và pháo n

- BLHS 1999xửlý các hành vi này vào các tội buôn lậu hoặc tội vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệqua biên giới (nếu qua biên giới); hoặc buôn bán hàng cấm (nếu buôn bán trong nội địa). Sốlượng đểlàm căn cứtruy cứu trách nhiệm hình sự được quy định dưới các tình tiết định tính là: sốlượng lớn, sốlượng rất lớn và sốlượng đặc biệt lớn. Sau đó, liên ngành tưpháp trung ương đã hướng dẫn cụthể, trong đó có hướng dẫn cụthểvềsốlượng pháo nổvà thuốc lá điếu nhập lậu.

- BLHS năm 2015 không quy định có tính định tính nhưBLHS 1999 mà quy theo giá trịchung với những hàng phạm pháp khác với sốtiền 100 triệu đồng trởlên.

- BLHS năm 2017sửa đổi theo hướng có mức định lượng riêng về khối lượng/số lượng đối với đối tượng là pháo nổ và thuốc lá điếu nhập lậu, theo đó, (1) buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu với số lượng từ 1.500 bao trở lên; (2) sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển pháo nổ với khối lượng từ 06 kg trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 190 hoặc Điều 191.

9.2. Quy định mức định lượng khác nhau giữa đối tượng là “hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng” với đối tượng là “hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam”

- BLHS năm 2015 quy định chung, không có sự phân hóa về định lượng giữa 02 đối tượng là “hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng” với đối tượng là “hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam”.

- BLHS năm 2017quy định mức định lượng khác nhau giữa 02 đối tượng này theo hướng giá trị đối với hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng thấp hơn giá trị hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam để xử lý hình sự.

10. Sa đi, bsung các điu 192, 193, 194 và 195 ca BLHS năm 2015

10.1.- BLHS năm 1999 quy định việc xác định giá trị của hàng giả phải căn cứ theo giá hàng thật.

- BLHS năm 2015quy định về việc tính giá trị của hàng giả theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; trường hợp không xác định được các loại giá nêu trên thì xác định theo giá của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng.

- BLHS năm 2017kế thừa và bổ sung trên cơ sở quy định của BLHS năm 1999, theo đó, lấy giá hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng để xác định giá trị của hàng giả.

10.2.- BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015: không quy định tình tiết “thu lợi bất chính” tại khoản 1 các điều 192, 195.

- BLHS năm 2017bổ sung tình tiết này với mức định lượng cụ thể  vào khoản 1 Điều 192 và khoản 1 Điều 195.

11. Sa đi, bsung mt sđiu ti Mc 3 - Các ti phm khác xâm phm trt tqun lý kinh tếti Chương các ti xâm phm trt tqun lý kinh tếca BLHS năm 2015

11.1. Về sửa đổi, bổ sung Điều 232 - Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

a)- BLHS năm 1999 quy định mang tính định tính.

- BLHS năm 2015 định lượng cụ thể đối với các hành vi vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, trong đó có: (1) Khai thác trái phép rừng sản xuất; (2) Khai thác trái phép rừng phòng hộ; (3) Khai thác trái phép rừng đặc dụng, tuy nhiên không có sự phân biệt là loại rừng trồng hay rừng tự nhiên (các điểm a, b và c ở các khoản).

- BLHS năm 2017phân hóa, định lượng cụ thể các hành vi khai thác trái phép thuộc 03 loại rừng trên thuộc rừng trồng hay rừng tự nhiên theo hướng, cơ bản giữ mức định lượng của BLHS năm 2015 để quy định cho loại rừng trồng, bổ sung mức định lượng mới, thấp hơn mức định lượng của loại rừng trồng đối với hành vi khai thác trái phép rừng tự nhiên.

b)- BLHS năm 1999 quy định mang tính định tính.

- BLHS năm 2015 định lượng cụ thể đối với hành vi khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ, tuy nhiên không có sự phân biệt giữa (1) thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA và (2) thực vật rừng thông thường ngoài gỗ trị (điểm d ở các khoản).

- BLHS năm 2017phân hóa, định lượng cụ thể hành vi khai thác trái phép 02 loại thực vật rừng ngoài gỗ trên theo hướng, cơ bản giữ mức định lượng của BLHS năm 2015 để quy định cho loại thực vật rừng thông thường ngoài gỗ, bổ sung mức định lượng mới, thấp hơn mức định lượng của loại thực vật rừng thông thường ngoài gỗ đối với hành vi khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA (điểm g ở các khoản).

11.2. Về sửa đổi, bổ sung Điều 233 - Tội vi phạm quy định về quản lý rừng

- BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015quy định về hành vi giao, thu hồi, cho phép chuyển mục đích sử dụng đối với “đất trồng rừng”.

- BLHS năm 2017bỏ quy định về hành vi này, đồng thời bổ sung hành vi “cho thuê rừng” vào điểm a khoản 1, điểm c khoản 2 và điểm a khoản 3 của Điều 233.

11.3.Về sửa đổi, bổ sung Điều 234- Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã

a)- BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015: không quy định.

 - BLHS năm 2017bổ sung dấu hiệu “thu lợi bất chính” vào khoản 1 Điều 234.

b)- BLHS năm 1999 quy định mang tính định tính.

- BLHS năm 2015: định lượng cụ thể về trị giá của động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật.

- BLHS năm 2017đã hạ mức định lượng về trị giá của động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật.

12. Sa đi, bsung một số điều tại Chương các tội phạm về môi trường

12.1. Về sửa đổi, bổ sung Điều 235- Tội gây ô nhiễm môi trường của BLHS năm 2015

a)- BLHS năm 2015 có khoản 3 nhắc lại cấu thành cơ bản tại khoản 1.

- BLHS năm 2017đã lấy khoản 3 (của BLHS năm 2015) là khoản nhắc lại cấu thành cơ bản thứ hai làm cấu thành cơ bản tại khoản 1 và chỉnh lý lại về định lượng của khoản này và các khoản khác của điều luật theo hướng hạ mức định lượng và hạ số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với nước thải và khí thải.

b)- BLHS năm 2015 quy định cách tính bằng số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép hoặc vượt mức giới hạn theo quy định đối với hành vi xả nước thải có chứa chất phóng xạ và hành vi phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ.

- BLHS năm 2017chuyển đổi cách tính từ số lần sang cách tính theo liều và suất liều với đơn vị tính là milisivơ. Cụ thể, xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 50 milisivơ (mSv) trên năm trở lên hoặc giá trị suất liều từ 0,0025 milisivơ (mSv) trên giờ trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

c)- BLHS năm 2015 chỉ quy định đối với hành vi chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường “chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy”.

- BLHS năm 2017sửa đổi thành hành vi chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường“chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy”, đồng thời bổ sung hành vi chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường những chất thải nguy hại khác với mức định lượng cao hơn so với hành vi trên.

d)- BLHS năm 1999quy định tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” là yếu tố định tội nhưng không lượng hóa cụ thể.

- BLHS năm 2015 quy định việc định tội căn cứ vào hành vi và định lượng cụ thể về khối lượng, thể tích chất thải có thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, nhưng không quy định dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” tại các khoản của Điều luật.

- BLHS năm 2017tiếp tục có quy định định lượng cụ thể như BLHS năm 2015, đồng thời bổ sung tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” vào khoản 2 và “gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” vào khoản 3 Điều 235.

e)- BLHS năm 2015: không quy định.

- BLHS năm 2017đã bổ sung tình tiết“đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” tại các điểm b, c, e và g khoản 1 Điều 235.

12.2. Về sửa đổi, bổ sung Điều 239 - Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam của BLHS năm 2015

- BLHS năm 2015không quy định.

- BLHS năm 2017đã bổ sung trường hợp đưa chất thải nguy hại khác vào lãnh thổ Việt Nam tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 239.

12.3. Về sửa đổi, bổ sung Điều 244 - Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của BLHS năm 2015

- BLHS năm 2015 quy định hành vi “tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật...” (điểm b khoản 1 Điều 244).

- BLHS năm 2017bổ sung cụm từ “không thể tách rời sự sống” vào sau cụm từ “bộ phận cơ thể” tại điểm b khoản 1 Điều 244 của BLHS năm 2015.

13. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Chương các tội phạm về ma túy của BLHS năm 2015

- BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015:không quy định.

- BLHS năm 2017sửa đổi, bổ sung các quy định về tội phạm ma túy theo hướng:

+ Bổ sung chất XLR-11 vào cấu thành các tội: Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248), Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249), Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250), Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251) và Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252).

+ Bổ sung lá khát (lá cây Catha edulis)”vào các điều khoản tương ứng của các tội: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249), Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250), Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251) và Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252).

+ Bổ sung quy định có tính dự liệu “hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định” vào các điều khoản tương ứng của các tội: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249), Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250), Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251) và Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252).

+ Sửa đổi Điều 249 (Tội tàng trữ trái phép chất ma túy), Điều 250 (Tội vận chuyển trái phép chất ma túy), Điều 252 (Tội chiếm đoạt chất ma túy) theo hướng: ngoài tình tiết định tội “đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” còn bổ sung tình tiết đã bị kết án về một trong các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

14. Bãi bỏ Điều 292; sửa đổi, bổ sung Điều 206- Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng của BLHS năm 2015 và bổ sung điều luật mới- Điều 217a- Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp

- BLHS năm 1999: không quy định.

- BLHS năm 2015 bổ sung 01 tội danh mới –Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 292).

- BLHS năm 2017bỏ Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông quy định tại Điều 292 của BLHS năm 2015 để bảo đảm sự thống nhất, bình đẳng trong chính sách xử lý đối với các hành vi kinh doanh trái phép. Đồng thời, do cần thiết xử lý một số hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội danh này đang diễn biến phức tạp, dư luận quan tâm và yêu cầu phải xử lý hình sự, BLHS năm 2017đã chỉnh theo hướng: Đối với hành vi “kinh doanh vàng trái phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép” được bổ sung vào Điều 206 (Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng); hành vi vi phạm quy định về kinh doanh đa cấp được bổ sung điều luật mới tại Điều 217a (Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp). Trường hợp có đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo thì có thể xử lý về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) hoặc Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290).

15. Sa đi, bsung Điu 317- Ti vi phm quy đnh van toàn thc phm ca BLHS năm 2015

a)- BLHS năm 1999chỉ quy định các trường hợp người nào biết rõ thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn mà vẫn chế biến, cung cấp hoặc bán gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe người khác thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

- BLHS năm 2015 mở rộng phạm vi về đối tượng xử lý hình sự, quy định đối với một số hành vi, không kèm theo mức định lượng cụ thể thì bị xử lý hình sự ngay.

- BLHS năm 2017đã sửa đổi, bổ sung theo hướng bổ sung mức định lượng.

b)- BLHS năm 2015 chỉ quy định về hậu quả gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (điểm d khoản 1 Điều 317).

- BLHS năm 2017bổ sung hậu quả gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 05 ngườitrở lên, theo hướng, nếu thực hiện một trong những hành vi quy định tại các điểm của khoản 1 Điều này hoặc chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩmmà gây hậu quả như đã nêu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

c)- BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015: không quy định.

- BLHS năm 2017bổ sung hành vi“Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy”.

- Lý do sửa đổi, bổ sung: đáp ứng yêu cầu thực tiễn, xử lý nghiêm các trường hợp này đang xảy ra phổ biến hiện nay.

d)- BLHS năm 1999 sử dụng từ “biết rõ”, theo đó, người phạm tội phải “biết rõ” thực phẩm đó là không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn mà vẫn chế biến, cung cấp hoặc bán mới bị xử lý hình sự.

- BLHS năm 2015sử dụng từ “biết rõ”.

- BLHS năm 2017đã thay thế từ “biết rõ” bằng từ “biết”.

16.  Sa đi, bsung Điu 322 - Ti tchc đánh bc hoc gá bc ca BLHS năm 2015

a)- BLHS năm 1999 quy định mang tính định tính.

- BLHS năm 2015quy định hành vi “Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;” là tình tiết định tội của tội này.Quy định này không rõ việc tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong trường hợp có 02 chiếu bạc trở lên có phải diễn ra trong cùng một lúc hay không và quy định cho 10 người đánh bạc trở lên có kèm theo số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hay không.

- BLHS năm 2017quy định rõ việc tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong trường hợp có 02 chiếu bạc trở lên phải diễn ra trong cùng một lúc và kèm theo số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên thì mới bị xử lý hình sự. Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 322 được sửa đổi như sau: Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;”.

b)- BLHS năm 2015quy định trường hợp sử dụng địa điểm thuộc quyền quản lý, sở hữu của mình cho người khác đánh bạc là chưa bao quát hết được các trường hợp tổ chức đánh bạc.

- BLHS năm 2017đã được chỉnh lý theo hướng tách hành vi tổ chức đánh bạc (điểm a khoản 1) thì không quy định về địa điểm, còn hành vi gá bạc (điểm b khoản 1) thì phải quy định địa điểm.

c)- BLHS năm 2015: không quy định.

- BLHS năm 2017đã bổ sung điểm c khoản 2 Điều 322 như sau “c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;”.

17. Một số vấn đề khác

17.1. Sửa đổi, bổ sung Điều 377- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật của BLHS năm 2015 (

a)- BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 đều quy định là “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật”.

- BLHS năm 2017bổ sung từ “bắt” và điều chỉnh lại tên điều như sau: “Điều 377. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật”.

b)- BLHS năm 1999: không quy định.

- BLHS năm 2015 quy định người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi “quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật” là một trong những tình tiết định tội (điểm b khoản 1 Điều 377).

- BLHS năm 2017bổ sung cụm từ “Ra lệnh” trước cụm từ “quyết định bắt”. Cụ thể như sau: “b) Ra lệnh, quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật;”

17.2. Sửa đổi, bổ sung Điều 391- Tội gây rối trật tự phiên tòa của BLHS năm 2015

a)- BLHS năm 1999: không quy định về tội danh này.

- BLHS năm 2015mới chỉ quy định việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi gây rối trật tự tại phiên tòa.

- BLHS năm 2017bổ sung việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi gây rối trật tự tại phiên họp.

b)- BLHS năm 2015 quy định mức hình phạt tại khoản 1 là “phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm”.

- BLHS năm 2017nâng mức hình phạt tại khoản 1 theo hướng: “phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm”.

c)- BLHS năm 2015mới chỉ quy định trường hợp hành hung thành viên Hội đồng xét xử là tình tiết định khung tặng nặng của tội danh này.

- BLHS năm 2017bổ sung tình tiết “hành hung người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kháccũng là tình tiết định khung tăng nặng của tội danh này tại khoản 2.

d)- BLHS năm 2015: không quy định.

- BLHS năm 2017bổ sung loại trừ tội danh có cùng tính chất (Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản - Điều 178 và Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác - Điều 134)./.

 

__________________________________

 

Tải về bản Word TẠI ĐÂY

 

 

 

 

 

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:32,220,700
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.226.170.52

    Thư viện ảnh