ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ ba, 07/01/2025 -10:31 AM

Viện KSND huyện Sơn Động tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa ở địa phương, cơ qua

 | 

Thực hiện theo Kế hoạch số 03-KH/CB ngày 10/01/2023 của Chi bộ Viện kiểm sát, chiềungày 03/3/2023, Chi bộ Viện KSND huyện Sơn Động đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề “Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa ở địa phương, cơ quan, đơn vị”.

Dự sinh hoạt có 07/07 đảng viên của chi bộ. Xác định đây là buổi sinh hoạt chuyên đề rất có ý nghĩa quan trọng, Chi bộ đã thông báo để cán bộ, đảng viên bố trí công việc chuyên môn tham dự sinh hoạt bảo đảm 100% quân số.

Đồng chí Nguyễn Văn Chuyên- Bí thư chi bộ đãnhấn mạnh nội dung của cuộc sinh hoạt chuyên đề tới toàn thể đảng viên trong chi bộ. Tiếp tục thực hiện Chỉthị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị : “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng đoàn kết, thống nhất thực hành dân chủ rộng rãi thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình. Đối với đảng viên và cán bộ trong công việc và trong cuộc sống phải luôn gắn liền với đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Toàn cảnh tại buổi sinh hoạt chuyên đề

Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đối với cán bộ ngành kiểm sát phải gắn liển với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh : “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” . Công minh là công bằng, sáng suốt, minh bạch rõ ràng, bảo vệ chân lí. Đức tính này là một yêu cầu đối với mọi cán bộ của Đảng và Nhà nước. Nhưng đối với cán bộ Kiểm sát thì đây là tiêu chuẩn đầu tiên và có tính nguyên tắc - vì thiếu công bằng, sáng suốt thì không thể kiểm sát ai được. Thiếu công bằng thì cán bộ và quần chúng không tin. Công minh đòi hỏi chúng ta trong khi thực thi nhiệm vụ công tác kiểm sát không được làm oan người ngay và không được để người phạm pháp hoặc một hành vi phạm pháp tránh khỏi việc xử lí của pháp luật, không để một công dân nào bị hạn chế về các quyền dân chủ một cách trái pháp luật. Khi xử lí một hành vi phạm pháp phải đúng người, đúng tội và đúng mức độ tội lỗi của họ đã gây ra, đúng chính sách và pháp luật. Chính trực làngay thẳng, thật thà, không thiên vị. Là người thay mặt quyền lực Nhà nước, chính trực là đức tính không thể thiếu được đối với người cán bộ Kiểm sát - cán bộ Kiểm sát là người đại diện cho cán cân công lý, nếu thiếu ngay thẳng, thật thà, lại thiên vị thì không hoàn thành được trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao cho. Chỉ có ngay thẳng, trung thực chúng ta mới thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, mới củng cố và giữ gìn sự đoàn kết nhất trí, mới hết lòng, hết sức phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, mới đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân mình, mới tuyệt đối trung thành và thật thà với Đảng, với tổ chức, không xuyên tạc sự thật và cũng không dung túng cho ai giấu giếm, xuyên tạc sự thật. Đó cũng chính là biểu hiện ý thức tổ chức kỷ luật của người cán bộ Kiểm sát.Khách quanlàtất cả những thực trạng tồn tại không phụ thuộc vào ý nghĩ chủ quan, suy diễn.Đối với công tác kiểm sát muốn đạt đến sự thật, tiếp cận với chân lí đòi hỏi chúng ta phải có những tri thức nhất định, trước hết là phải nắm vững khoa học pháp lí và nghiệp vụ công tác kiểm sát. Khách quan là đức tính chỉ đạo tư tưởng, chúng ta phải vươn lên về mọi mặt nhằm đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng phát triển. Đức tính khách quan được thể hiện trong tất cả các khâu công tác kiểm sát. Cụ thể khi thu thập tài liệu, chứng cứ phải sưu tầm đầy đủ tình tiết, cả những chứng cứ buộc tội và những chứng cứ gỡ tội. Khi ghi lời khai của bị can, của người làm chứng phải trung thực, không thể ghi theo ý mình, lược bớt đi hoặc ghi theo tinh thần đại ý câu nói làm cho lượng thông tin không được phản ánh đầy đủ, dẫn đến hiểu sai sự thật và dẫn đến xử lí không chính xác.Khi xem xét một việc gì phải đi sâu vào nhiều mặt để thấy đủ về bản chất của sự việc, không thể nhìn qua hiện tượng đã vội kết luận. Trong công tác kiểm sát không được có tư tưởng thành kiến, có ấn tượng trước. Thận trọng là  sự cân nhắc suy tính nghiêm túc, cẩn thận trong hành động để tránh sai sót, thể hiện ý thức trách nhiệm cao trong công tác và trong mọi hành động của người cán bộ. Thận trọng trong công tác kiểm sát là khi xem xét một sự việc, một con người phải nhìn nhiều mặt, không thể tùy tiện, vội vàng .Thận trọng còn thể hiện tính tổ chức và kỷ luật của người cán bộ Kiểm sát, luôn có ý thức báo cáo đầy đủ những hành động và công việc mà mình được phụ trách, đồng thời cũng dám chịu trách nhiệm với tổ chức những công việc mình giải quyết. Khi thực hiện quyền năng của mình, Kiểm sát viên phải cân nhắc kỹ lưỡng, phải có đầy đủ căn cứ pháp luật để quyết định một biện pháp xử lí đúng đắn. Mỗi sự việc xảy ra trong một hoàn cảnh cụ thể, cho nên phải điều tra, nghiên cứu chu đáo để vận dụng đúng đắn đường lối, chính sách pháp luật. Chẳng hạn trong quá trình điều tra, xử lí một vụ án, phải chú ý thu thập đầy đủ chứng cứ, giữ gìn, bảo quản dấu vết, vật chứng, lập biên bản chu đáo để tránh cho sau này khỏi sự đánh giá sai lệch. Khi quyết định phê chuẩn bắt giam một người phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, tài liệu, cân nhắc nhiều mặt như đã có đủ chứng cứ chưa, mức độ tội lỗi, hậu quả của nó, cần cách ly khỏi xã hội hay không? Hay khi quyết định xử lí cũng vậy, phải cân nhắc và đánh giá đầy đủ mọi mặt để có quyết định đúng đắn. Khiêm tốn, là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, là một đức tính, một phong cách cần có đối với mọi cán bộ của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt càng cần thiết đối với cán bộ Kiểm sát, vì hành vi pháp lí của Kiểm sát viên đều đại diện cho Nhà nước. Thiếu sự khiêm tốn cần thiết thì khó tiếp cận, khó thuyết phục được đối tượng cần kiểm sát, khó gây được sự thiện cảm và đồng tình của quần chúng. Khiêm tốn sẽ là một biện pháp, một phong cách để đạt đến sự thuyết phục, giáo dục cao. Thái độ khiêm tốn, hòa nhã, vô tư là sức mạnh của mọi tiếp xúc.

Buổi sinh hoạt chính trị chuyên đề sẽ giúp cho cán bộ, đảng viên của chi bộ Viện kiểm sát nhân dân huyện Sơn Động ý thức sâu sắc vai trò tầm quan trọng của đạo đức đối với công tácxây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng cơ quan, đơn vị./.

Nguyễn Thị Ngân- VKSND huyện Sơn Động

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:32,012,229
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.227.105.164

    Thư viện ảnh