Ngày 06/7/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Quy định 69-QĐ/TW về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm thay thế Quy định số 07 ngày 28/8/2018 về xử lý kỷ luật tổ chức Đảng vi phạm và Quy định số 102 ngày 15/11/2017 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Quy định gồm: 04 Chương, 58 Điều, cụ thể: Chương I: Quy định chung (gồm 7 Điều , từ Điều 1 đến Điều 7); Chương II: Kỷ luật tổ chức đảng ( gồm 17 điều, từ Điều 8 đến Điều 24); Chương III: Kỷ luật đảng viên vi phạm ( gồm 32 Điều, từ Điều 25 đến Điều 56); Chương IV: Điều khoản thi hành (gồm 02 Đều, Điều 57 và Điều 58). Nội dung của Quy định bổ sung, cập nhật một số hành vi và xây dựng 04 Điều mới gồm: Điều 30. Vi phạm quy định về chống chạy chức, chạy quyền; Điều 44. Vi phạm về quản lý tài nguyên; Điều 45. Vi phạm về bảo vệ môi trường; Điều 46. Vi phạm quy định khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ. Các điểm mới trong Quy định này tập trung vào 03 nội dung; Quy định các hành vi mới trên cơ sở tổng kết thực tiễn và dự báo về các hành vi vi phạm trong thời gian tới; điều chỉnh tăng nặng hoặc giảm nhẹ chế tài đối với vi phạm được quy định trước đây; xác định rõ động cơ, mục đích, hậu quả của vi phạm làm căn cứ áp dụng chế tài phù hợp và đồng bộ với quy định mới của Đảng và pháp luật với mục đích để tổ chức đảng, đảng viên không muốn vi phạm và không dám vi phạm kỷ luật của Đảng.
Thứ nhất, Quy định chống lợi ích nhóm trong xây dựng cơ chế, chính sách
Điều 9 quy định: Vi phạm trong việc ban hành, tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bổ sung quy định tại điểm a,d, khoản 2, kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với hành vi: Không thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; chỉ đạo, ban hành hành thể chế, cơ chế, chính sách có nội dung trái với nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cài cắm “lợi ích nhóm”, “lợi ích cục bộ”. Quy định này nhằm chống việc lợi ích nhóm trong xây dựng cơ chế, chính sách, khắc phục tình trạng không thực hiện đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước như một số vụ việc vi phạm trong thời gian qua. Những quy định này phải bị xem xét, xử lý kỷ luật là tiếp thu, các quy định trong kết luận Hội nghị Trung ương 4, khóa XIII và Quy định 37-QĐ/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương, Quy định về những điều đảng viên không được làm.
Điều 10. Vi phạm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, bổ sung các quy định tại các quy định, như: “1. Không đề ra giải pháp và tổ chức thực hiện khắc phục vi phạm, khuyết điểm được cấp có thẩm quyền kết luận; khoản 2: Ban hành văn bản trái quan điểm, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng… Khoản 3: Không tổ chức sinh hoạt đảng ba kỳ liên tiếp mà không có lý do chính đáng dẫn đến xảy ra vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng…”. Việc bổ sung này nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương của Đảng trong tổ chức, thực hiện chủ trương, quy định của Đảng và cụ thể hóa Quy định số 22-QĐ/TW ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ưởng Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ của Đảng, đáp ứng yêu cầu thực tiến hiện nay.
Thứ hai, Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền: Quy định này được cụ thể tại Điều 11. Vi phạm trong công tác tổ chức, cán bộ và đảng viên, bổ sung quy định tại khoản 1: “ Xét công nhận đạt chuẩn chức danh, thi nâng ngạch, bậc, khen thưởng đối với cán bộ không đúng quy định”, “ Công nhận đảng viên chính thức không đủ tiêu chuẩn, điều kiện; không đúng nguyên tắc, thẩm quyền, quy trình thủ tục, “ Cho đảng viên chuyển sinh hoạt đảng, cho đảng viên ra khỏi Đảng, xác nhận tuổi Đảng cho đảng viên không đúng quy định”. Khoản 2 kỷ luật cảnh cáo đối với các hành vi: Bao che, không xử lý hoặc không kiến nghị xử lý đối với đảng việc có hành vi chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, tiêu cực, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả, …”. Đây là quy định những hành vi cụ thể hóa nội của Quy định số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Quy định này ràng buộc trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, quản lý trực tiếp đảng viên; đồng thời bỏ hành vi cố ý vì đảng viên luôn phải nghiêm cứu, quán triệt để thực hiện đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, theo quy định những điều Đảng viên không được làm.
Thứ ba, Tăng cường tự kiểm tra, giám sát, không bao che cho những sai phạm của đảng viên: Quy định từ Điều 12 đến Điều 15; Điều 12: Vi phạm quy định về bầu cử, bổ sung một số nội dung tại khoản 2; Điều 13: Vi phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài chính, tài sản của Đảng, Nhà nước, bổ sung quy định tại khoản 1, điểm d khoản 2; Điều 14: Quy định về vi phạm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tiếp thu ý kiến góp ý của nhân dân; việc giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội, đã bổ sung điểm d, khoản 1” Không kiến nghị các vấn đề bức xúc đã được phản ánh gây ảnh hưởng đến lợi ích, đời sống của người dân”, nội dung này đã cập nhật Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25/10/2021 của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm, cụ thể hóa hành vi thờ ơ, vô cảm; Điều 15: Quy định vi phạm các quy định về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, đã bổ sung quy định tại khoản 1…b,Cung cấp hoặc chỉ đạo cung cấp thông tin, tài liệu chưa được phép công bố; g, Không xử lý hoặc không kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý đối với tổ chức đảng hoặc dảng viên có khuyết điểm, vi phạm. Việc bổ sung này nhằm thống nhất với quy định của Luật thanh tra, Luật kiểm toán Nhà nước, chế tài xử lý trách nhiệm của tổ chức đảng, chống các hành vi bao che cho sai phạm của đảng viên.
Thứ tư, Khuyến khích tố giác hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí: Quy định tại các Điều 16,17,19 . Điều 16 quy định: Vi phạm các quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo, đã bổ sung quy định tại khoản 2, kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với hành vi: a) Che giấu,báo cáo không đầy đủ, không trung thực các thông tin liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền, quy định để thống nhất với Luật Khiếu nại, Tố cáo, nhằm mục đích ngăn chặn các hành vi đối phó, che giấu, không trung thực trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tăng chế tài xử lý kỷ luật từ khiển trách sang cảnh cáo đối với hành vi vi phạm này…c)Không thực hiện hoặc không chỉ đạo thực hiện việc bảo vệ người tố cáo hoặc không xử lý kỷ luật các trường hợp vi phạm về khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền”. Quy định này nhằm khuyến khích, động viên đảng viên, công dân tố cáo, tố giác những hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí đối với tổ chức đảng, đảng viên trong xã hội, Quy định nhằm tăng tính răn đe theo Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Điều 17: Vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bổ sung về phòng chống tiêu cực, các quy định của Điều này để thống nhất với tên gọi về quy định của Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Điều 19: Vi phạm quy định về phòng, chống tội phạm, bổ sung nội dung tại khoản 1: “ Chỉ đạo thực hiện không đúng quy định về xét ân xá, đặc xá, thi hành án, tha tù trước thời hạn”, khoản 2: “ Chỉ đạo cấp dưới, cán bộ trực tiếp điều tra, kiểm sát, xét xử, xét ân xá, đặc xá, tha tù trước thời hạn không đúng quy định”. Việc quy định bổ sung các nội dung này nhằm quy định đầy đủ để xử lý các vi phạm trong hoạt động tư pháp đã được Ủy ban kiểm tra Trung ương phát hiện, xử lý trong thời gian qua, thể hiện tình thần thượng tôn pháp luật.
Thứ năm, Phù hợp, đồng bộ với các quy định mới của Đảng và pháp luật:
Các Quy định này cụ thể tại các Điều 21,22,23,24. Cụ thể, Điều 21: Vi phạm quy định về kinh tế, tài chính, ngân hàng, bổ sung tại khoản 1 “ Chỉ đạo thực hiện sản xuất, kinh doanh vàng, bạc, đá quý, tiền tệ trái quy định”; khoản 2 “Cho chủ trương hoặc chỉ đạo góp vốn trái quy định…. Việc bổ sung này nhằm đồng bộ, thống nhất với quy định của Luật tài chính- ngân hàng, Luật kiểm toán Nhà nước. Điều 22: Vi phạm quy định về tài nguyên, đất đai và nhà ở, như: Ban hành nghị quyết, chỉ thị, quy định về tài nguyên, đất đai và nhà ở trái chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thực tiến các vi phạm này xảy ra trong quản lý tài nguyên, đất đai đã bị xử lý ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Điều 23: Vi phạm các quy định về giáo dục, y tế, văn hóa- xã hội, bổ sung thêm trách nhiệm của tổ chức đảng trong lãnh đạo quản lý về lĩnh vực y tế…. Điều 24: Vi phạm quy định về an sinh xã hội và chính sách đối với người có công, bổ sung quy định tại khoản 1: “Thờ ơ vô cảm, trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hướng dẫn cấp dưới trực tiếp kê khai hoặc khai khống để hưởng lợi từ chính sách an sinh xã hội”; tại khoản 2: “ Hoạt động cấu kết lợi ích nhóm nhằm mục đích trục lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm , bảo hiểm thất nghiệp và thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, thanh tra việc phòng, chống dịch bệnh, khắc phục thảm họa”.
Về nội dung kỷ luật đảng viên vi phạm gồm 32/58 điều, từ điều 25 đến điều 56, đây là Chương mà kết cấu thêm nhiều Điều mới, bổ sung hành vi mới và sửa đổi nhiều nhất. Việc bổ sung, quy định mới các vi phạm cùng hình thức kỷ luật đối với đảng viên được cập nhật, bổ sung trên cơ sở tổng kết thực tiễn công tác xây dựng đảng, chỉnh đốn đảng, công tác kiểm tra, giám sát, đồng thời thống nhất với các quy định của pháp luật hiện hành. Ngoài việc mang tính răn đe, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các vi phạm của cán bộ, đảng viên, nội dung còn đề cao tình thần, trách nhiệm nêu gương, tự rèn luyện bản thân của đảng viên cùng với trách nhiệm tuyên truyền giáo dục, vận động gia đình, người thân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trên tinh thần thượng tôn pháp luật và giữ vững kỷ cương, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh./.
Nguyễn Văn Chuyên- VKSND huyện Sơn Động