ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ sáu, 22/11/2024 -20:45 PM

Ngành Kiểm sát Bắc Giang thực hiện tốt Quy chế dân chủ

 | 

Trong những năm qua, Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo VKSND tỉnh Bắc Giang đã lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị Viện kiểm sát 02 cấp quán triệt, thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ cơ sở theo quy định của Đảng, Chính phủ và của Ngành, như: Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở; Kết luận số 120-KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ chính trị (khóa XI) về “Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”; Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Quy chế về thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 161/QĐ-VKSTC-T1 ngày 30/3/2016 của VKSND tối cao;

Năm 2021, tiếp tục thực hiện tốt việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong ngành Kiểm sát Bắc Giang, Viện KSND tỉnh đã ban hành Quyết định số 641/QĐ-VKS ngày 23/3/2021 về việc kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ngành Kiểm sát Bắc Giang (viết tắt là Ban chỉ đạo). Ngày 23/3/2021, Ban chỉ đạo đã ban hành Thông báo số 642/TB-VKS về phân công nhiệm vụ thành viên Ban chỉ đạo và Chương trình công tác của Ban chỉ đạo năm 2021 số 643/CTr-BCĐ.Thực hiện kế hoạch số 64/KH-BCĐ, ngày 28/4/2021 của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân; Ban chỉ đạo đã ban hành kế hoạch số 1107/KH-BCĐ, ngày 11/5/2021 về kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ năm 2021, trong đó nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng và thời điểm kiểm tra (Ban chỉ đạo trực tiếp kiểm tra tại 04 đơn vị: 02 VKSND cấp huyện và 02 phòng thuộc Viện KSND tỉnh; các đơn vị còn lại trong ngành tiến hành tự kiểm tra, báo cáo kết quả về Ban chỉ đạo) và ban hành Quyết định số 2558/QĐ-VKS ngày 05/10/2021 về việc thành lập Đoàn kiểm tra thực hiện Quy chế dân chủ năm 2021: Tiến hành kiểm tra tại VKSND huyện Lục Ngạn, Việt Yên và 02 phòng VKSND tỉnh (Phòng THQCT, KSĐT, KSXXST án an ninh- ma túy và phòng THQCT, KSĐT, KSXXST án hình sự về trật tự xã hội). Qua kiểm tra trực tiếp và báo cáo tự kiểm tra của các đơn vị trong toàn ngành, việc thực hiện Quy chế dân chủ trong ngành Kiểm sát bắc Giang đạt được nhiều kết quả nổi bật:

Trong quan hệ công tác và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan: Viện KSND 2 cấp (tỉnh, huyện) đã bố trí phòng tiếp công dân, phân công cán bộ chuyên trách làm công tác tiếp công dân để kịp thời tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; chỉ đạo việc xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến trách nhiệm của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật và của Ngành (Trong thời gian qua toàn ngành đã tiếp 451 lượt công dân, tiếp nhận 771 đơn khiếu nại, 470 đơn tố cáo, 1.336 đơn phản ánh, kiến nghị;  giải quyết 164 đơn thuộc thẩm quyền). Chấp hành sự giám sát của cơ quan đại biểu nhân dân: Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo kết quả công tác kiểm sát và công tác xây dựng ngành với Thường trực Hội đồng nhân dân 2 cấp (tỉnh, huyện), các kỳ họp của Hội đồng nhân dân 2 câp (tỉnh, huyện), chấp hành nghiêm túc chế độ giám sát, trả lời chất vấn, yêu cầu của Hội đồng nhân dân. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan (Công an, Tòa án, Thi hành án…) trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án; thực hiện tốt phối hợp với Ủy Ban mặt trận Tổ quốc trong công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, tuyên truyền quần chúng nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Hình ảnh tại Hội nghị giao ban trực tuyến giữa Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang với các đơn vị trong toàn ngành

Trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành: Nghiêm túc, triệt để thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; nêu cao tinh thần trách nhiệm; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu; tăng cường công tác giám sát của tổ chức đảng và các tổ chức đoàn thể; lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân; đề cao công tác giáo dục phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên; thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong mọi hoạt động, tạo điều kiện cho cán bộ phát huy tinh thần trách nhiệm trong xây dựng cơ quan; đồng thời, phối hợp với lãnh đạo đơn vị xây dựng Kế hoạch công tác năm phù hợp với nhiệm vụ của Ngành, của đơn vị và tình hình thực tế ở địa phương.Ban hành, sửa đổi, bổ sung kịp thời các Quy chế: Quy chế hoạt động của cơ quan, đơn vị; Quy chế phối hợp trong công tác; Quy chế chi tiêu nội bộ. Tổ chức các cuộc họp giao ban theo quy định: Giao ban liên ngành giữa VKS- Công an- Tòa án (cấp huyện 01 tháng 01 lần, cấp tỉnh 01 quý 01 lần); hàng tháng tổ chức họp giao ban giữa lãnh đạo Viện KSND tỉnh, lãnh đạo các phòng thuộc VKS tỉnh và lãnh đạo VKS cấp huyện; đối VKSND cấp huyện họp giao ban hàng tháng giữa lãnh đạo với công chức trong đơn vị. VKSND 2 cấp (tỉnh, huyện) tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức mỗi năm 01 lần.

Trong công tác tổ chức cán bộ: VKSND 2 cấp (tỉnh, huyện) thực hiện quy trình đảm bảo  công khai, dân chủ. Cụ thể: Ban cán sự Đảng và lãnh đạo Viện KSND tỉnh họp bàn thống nhất chủ trương đối với công tác điều động, luân chuyển,bổ nhiệm chức vụ, chức danh; cử công chức đi đào tạo, bồi dưỡng; thi đua- khen thưởng; nâng lương, hưởng phụ cấp thâm niên…Các đơn vị trong toàn ngành đều tổ chức họp đơn vị để tiến hành nhận xét, đánh giá đối với công chức được bổ nhiệm chức vụ, chức danh, nâng lương, khen thưởng… đảm bảo đúng quy định. Trong thời gian qua, toàn ngành bổ nhiệm mới chức vụ đối với 06 đồng chí, chức danh 28 đồng chí; bổ nhiệm lại chức vụ đối với 11 đồng chí, chức danh 03 đồng chí; bổ nhiệm chính thức vào ngạch công chức 13 đồng chí; điều động, luân chuyển đối với 19 trường hợp; ngâng lương trước hạn, nâng lương thường xuyên đối với 122 trường hợp, nâng hưởng phụ cấp thâm niên 122 lượt công chức; cử 96 lượt công chức học các lớp đào tạo, bồi dưỡng; 293 lượt cán bộ, công chức được Viện trưởng VKSND tối cao tặng Bằng khen và Viện trưởng VKSND tỉnh tặng Giấy khen các đợt thi đua….  

Trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp:Lãnh đạo cơ quan, đơn vị luôn lắng nghe với tinh thần cầu thị những ý kiến đóng góp, xây dựng của cán bộ, Kiểm sát viên trong quá trình thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ. Đối với những việc yêu cầu phải có văn bản đề xuất của Kiểm sát viên gửi Lãnh đạo cũng được phổ biến, quán triệt và 100% phải có văn bản gửi Lãnh đạo nêu ý kiến, ký duyệt và đóng dấu theo đúng quy định.Trong quá trình thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ, khi có khó khăn, vướng mắc cán bộ, Kiểm sát viên kịp thời báo cáo Lãnh đạo xin ý kiến, chỉ đạo phương hướng giải quyết. Xét thấy vấn đề cần xin ý kiến liên ngành thì Lãnh đạo quyết định đưa ra thảo luận họp liên ngành hoặc xin thỉnh thị cấp trên trực tiếp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.        

Đối với công tác tài chính, kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản: Việc  dự toán và tình hình thực hiện dự toán được công khai hàng quý và 6 tháng; việcquyết toán NSNNcông khai năm (được công bố tại Hội nghị cán bộ công chức hàng năm). Việc thực hiện mua sắm, thanh lý tài sản đảm bảo đúng các quy định của pháp luật và đáp ứng kịp thời nhu cầu công việc của các đơn vị trực thuộc. Việc chấp hành chế độ, chính sách trong quản lý và sử dụng tài sản được thanh quyết toán đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức, công khai, minh bạch, đúng quy định của Luật Ngân sách, chế độ kế toán và các văn bản có liên quan; không để sảy ra tham nhũng, lãng phí.Việc cải tạo, sửa chữa, bảo trì; đầu tư xây dựng công trình đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và thủ tục thanh - quyết toán đúng niên độ và đúng quy định.

Nhìn chung, do thực hiện tốt dân chủ trong mọi hoạt động nên toàn ngành Kiểm sát Bắc Giang không có đơn vị nào để xảy ra mất dân chủ, mất đoàn kết; các quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, người lao động được bảo đảm và tôn trọng, không có cán bộ, công chức nào vi phạm phải xử lý lỷ luật, đã góp phần tích cực vào những thành tích xuất sắc mà ngành Kiểm sát Bắc Giang đã đạt được.

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, việc thực hiện Quy chế dân chủ trong ngành Kiểm sát Bắc Giang vẫn còn tồn tại, hạn chế: Công tác triển khai tuyên truyền các văn bản về thực hiện Quy chế dân chủ ở một số đơn vị chưa được thường xuyên.Công tác khen thưởng, nhân rộng các điển hình trong thực hiện Quy chế dân chủ chưa được thực hiện kịp thời. Có đơn vị việc công khai tài chính chưa được đảm bảo.Một số đơn vị có cán bộ còn chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vai trò của việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân; chưa chủ động, phát huy tinh thần, khả năng và trách nhiệm trong việc đóng góp xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh.

Để việc thực hiện Quy chế dân chủ của ngành Kiểm sát Bắc Giang đạt hiệu quả trong những năm tiếp theo, Thủ trưởng các đơn vị trong toàn ngành tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc thực hiện Quy chế dân chủ; phát huy những ưu điểm đã đạt được và kịp thời khắc phục những hạn chế trong thời gian qua./.

Ngô Thị Vân Anh- Thanh tra- Khiếu tố, VKSND tỉnh

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,422,470
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.118.193.28

    Thư viện ảnh