.

Thứ năm, 04/07/2024 -06:25 AM

Ngành Kiểm sát Bắc Giang tăng cường công tác phòng chống tham nhũng

 | 

Nhận thức sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng; Trong nhiều năm qua,  Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo VKSND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo các VKSND huyện, thành phố, các phòng thuộc VKSND tỉnh (các đơn vị trong Ngành) tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngành về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế những nguyên nhân, điều kiện có thể làm phát sinh tham nhũng trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Công chức, người lao động trong toàn Ngành đã nâng cao trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng, thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao theo đúng các quy định của Đảng, Nhà nước và của Ngành.

Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo VKSND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo các VKSND huyện, thành phố, các phòng thuộc VKSND tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN, trọng tâm là: Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN; Chỉ thị 26-CT/TW ngày 09/11/2018 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc. Hàng năm, VKSND tỉnh đều ban hành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng; ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 109-NQ/TU ngày 04/7/2016 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác PCTN, lãng phí trong toàn Ngành; Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; ban hành Nghị quyết của Ban Cán sự Đảng về lãnh đạo nâng cao chất lượng công tác THQCT, kiểm sát giải quyết các vụ án tham nhũng, chức vụ và phòng ngừa tham nhũng trong hoạt động tư pháp. Trong năm 2021, Ban cán sự Đảng VKSND tỉnh ban hành Kế hoạchvề lãnh đạo và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021 (Kế hoạch số 08-KH/BCSĐ-VKS ngày 18/01/2021);Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế (Kế hoạch số 60-KH/BCSĐ-VKS ngày 08/9/2021); Kế hoạch thực hiện Kết luận số 05/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện xử lý vụ việc tham nhũng trong ngành Kiểm sát Bắc Giang(Kế hoạch số59-KH/BCSĐ-VKS ngày 08/9/2021). Toàn ngành Kiểm sát Bắc Giang (100%, cán bộ, công chức) tích cực tham gia cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật phòng chống tham nhũng", do Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh Bắc Giang tổ chức phát động, kết quả một cá nhân đạt giải Nhì cấp tỉnh.

Xác định công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và thường xuyên; kết quả công tác phòng, chống tham nhũng là thước đo đánh giá phẩm chất, năng lực, trách nhiệm và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Viện đã chỉ đạo Viện kiểm sát hai cấp thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt: Chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định trong quản lý, đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch, đúng pháp luật; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đảm bảo công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị trong công tác tài chính, công tác tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ, kê khai tài sản, thu nhập,… gắn trách nhiệm nêu gương với việc kiểm điểm đảng viên và đánh giá xếp loại công chức hàng năm. 

Ban cán sự Đảng và lãnh đạo Viện KSND tỉnh Bắc Giang lãnh đạo, chỉ đạo toàn ngành nghiêm túc thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị: VKSND tỉnh và các đơn vị trực thuộc đều xây dựng quy chế hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và đặc điểm tình hình của đơn vị mình; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu, của lãnh đạo và từng cán bộ. Thực hiện nghiêm Quy chế về thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-VKSTC-T1 ngày 30/3/2016 của VKSND tối cao. Chỉ đạo các đơn vị cấp huyện căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị mình, bám sát Quy chế chi tiêu nội bộ của VKSND tỉnh để ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị mình, làm căn cứ để thực hiện các quy định về tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của từng đơn vị; chỉ đạo các đơn vị xây dựng Quy chế quản lý sử dụng xe ô tô, xe mô tô công, Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn mà VKSND tối cao đã quy định đảm bảo đúng mục đích và đạt hiệu quả. Quá trình tổ chức thực hiện các quy chế nêu trên đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, có sự giám sát, kiểm tra giám sát của cán bộ, công chức trong đơn vị.

Việc thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động: trọng tâm là công tác tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ. Các Nghị quyết của Ban cán sự Đảng về lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ đều được lấy ý kiến đến cán bộ chủ chốt, công chức trong toàn ngành trước khi ban hành. Các đơn vị trong toàn ngành đều tổ chức họp để tiến hành nhận xét, đánh giá đối với công chức được bổ nhiệm chức vụ, chức danh, nâng lương, khen thưởng… đảm bảo đúng quy định. Năm 2021, toàn ngành bổ nhiệm mới chức vụ đối với 02 đồng chí, chức danh 33 đồng chí; bổ nhiệm lại chức vụ đối với 04 đồng chí; điều động, luân chuyển đối với 12 trường hợp; nâng lương trước hạn, nâng lương thường xuyên đối với 42 trường hợp, nâng hưởng phụ cấp thâm niên 107trường hợp; cử 74 lượt công chức học các lớp đào tạo, bồi dưỡng; 100 lượt cán bộ, công chức được Viện trưởng VKSND tối cao tặng Bằng khen và Viện trưởng VKSND tỉnh tặng Giấy khen các đợt thi đua….

Thực hiện nghiêm túc việc kê khai tài sản, kiểm soát thu nhập đúng quy định tại Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về  kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và hướng dẫn tại Công văn số 5784/VKSTC-V15 ngày 25/12/2020 của VKSND tối cao về việc kê khai tài sản, thu nhập. Năm 2020 có 175 công chức thuộc đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập theo quy định; việc kê khai tài sản luôn đảm bảo đúng quy trình, thủ tục như được công khai tại Hội nghị cán bộ, công chức hàng năm hoặc được niêm yết tại trụ sở làm việc theo đúng quy định; không phát hiện trường hợp nào có vi phạm về phòng chống tham nhũng.Năm 2021, VKSND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định phê duyệt danh sách đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập trong ngành Kiểm sát Bắc Giang đối với 131 trường hợp và yêu cầu thực hiện xong trước ngày 15/01/2022. 

Ban cán sự Đảng và lãnh đạo Viện KSND tỉnh Bắc Giang luôn sát sao, chỉ đạo thực hiện tốt quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức và tăng cường giám sát việc thực hiện theo quy định của pháp luật trong toàn ngành, như các Quyết định của Viện trưởng VKSND tối cao: Quyết định số 296/2008/QĐ-VKSTC ngày 18/6/2008 ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân; Quyết định số 46/QĐ-VKSTC ngày 20/02/2017 ban hành Quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa, phiên họp của Tòa; Quyết định số 08/QĐ-VKSTC ngày 16/01/2020  về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Kiểm sát nhân dân và các văn bản quy định của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đối với cán bộ, công chức. 

Việc phân bổ và công khai dự toán ngân sách được giao: Ngay sau khi được VKSND tối cao giao dự toán ngân sách hàng năm, Văn phòng tổng hợp thuộc VKSND tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện trong việc phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước của VKSND cấp tỉnh và 10 đơn vị cấp huyện; có văn bản hướng dẫn các đơn vị dự toán cấp huyện thực hiện chi dự toán ngân sách theo đúng các quy định của Luật Ngân sách, các văn bản hướng dẫn có liên quan. Việc phân bổ đảm bảo đúng hướng dẫn của VKSND tối cao, đúng tiêu chuẩn, định mức chi tiết theo từng nội dung và từng nguồn kinh phí. Yêu cầu các đơn vị thực hiện dự toán thông báo công khai dự toán được giao của đơn vị mình tới toàn thể cán bộ, công chức và công khai việc sử dụng chi ngân sách theo quy định. Hàng năm, VKSND tỉnh đã tiến hành xét duyệt quyết toán đối với VKSND cấp huyện (việc duyệt quyết toán được thực hiện theo quý và cả năm). Thông qua xét duyệt quyết toán, việc quản lý sử dụng các nguồn kinh phí của các đơn vị dự toán trực thuộc cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Việc chi tiêu, quản lý sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước đảm bảo tiết kiệm, đúng mục đích, hiệu quả và không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Kết quả xét duyệt quyết toán cấp huyện được VKSND tỉnh tổng hợp và lập báo quyết toán hàng năm đối với VKSND tối cao theo đúng quy định.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát luôn được lãnh đạo VKSND tỉnh Bắc Giang quan tâm, chỉ đạo sâu sát: Tiếp tục đổi mới công tác thanh tra, tăng cường thanh tra theo kế hoạch, thanh tra đột xuất về nghiệp vụ, thanh tra việc chấp hành kỷ luật nội vụ. Năm 2021 đã tiến hành 6 cuộc thanh tra theo kế hoạch; 03 cuộcthanh tra đột xuất nghiệp vụ. Kết thúc mỗi cuộc thanh tra đã hành kết luận yêu cầu Thủ trưởng đơn vị được thanh tra tổ chức rút kinh nghiệm và có biện pháp kịp thời chấn chỉnh, khắc phục vi phạm, thiếu sót. Qua thanh tra đã kiến nghị phục hồi điều tra 02 vụ án hình sự tạm đình chỉ, 01 tin báo không đảm bảo căn cứ; ban hành 03 kiến nghị với Thủ trưởng các cơ quan tư pháp chỉ đạo khắc phục vi phạm. Ban hành Kế hoạch công tác kiểm tratập trung kiểm tra đột xuất và theo chuyên đề trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục hạn chế, thiếu sót; tiếp tục thực hiện việc kiểm tra chéo giữa các đơn vị trong cùng cấp kiểm sát. Đã trực tiếp tiến hành 60 cuộc kiểm tra (gồm 6 cuộc kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thị công tác số 01/CT-VKSTC ngày 31/12/2020 của Viện trưởng VKSND tốicao; 5 cuộc kiểm tra chuyên đề các trường hợp không khởi tố vụ án hình sự, tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm; 4 cuộc kiểm tra chéo, kiểm tra toàn diện các mặt công tác; 4 cuộc kiểm tra thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở; 5 cuộc kiểm tra công tác tài chính, kế toán; 12 cuộc kiểm tra đột xuất về kỹ năng nghiệp vụ của KSV tại các phiên tòa hình sự, dân sự, KDTM; tiến hành 24 cuộc kiểm tra việc chấp hành kỷ luật nội vụ và công tác phòng, chống dịch Covid-19). Ngoài ra, đối với các đơn vị còn lại không được trực tiếp kiểm tra, đều yêu cầu đơn vị tự kiểm tra và báo cáo kết quả về VKSND tỉnh theo quy định.VKSND tỉnh đã tiến hành tổ chức thi kiểm tra kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ đối với 34 Kiểm tra viên, Chuyên viên thuộc Viện kiểm sát hai cấp; đồng thời, tăng cường công tác tự kiểm tra trong nội bộ đơn vị, gắn trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị với chất lượng các cuộc tự kiểm tra, Lãnh đạo các đơn vị đã tiến hànhkiểm tra đột xuất 464 lượt cán bộ, KSV trong đơn vị.Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần quan trọng nâng cao kỷ cương, kỷ luật nội vụ, nghiệp vụ, chấn chỉnh công tác quản lý, điều hành, tăng cường đoàn kết nội bộ các đơn vị trong ngành và không có công chức vi phạm kỷ luật phải xử lý.

Đối với công tác phát hiện, xử lý đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng: Mặc dù tính chất của các vụ án tham nhũng, kinh tế rất phức tạp, song Viện kiểm sát 2 cấp (tỉnh và huyện) đã thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật tố tụng hình sự, các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật và Quy chế của ngành nên chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án tham nhũng, chức vụ đến nay đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ án trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng giảm nhiều; không để xảy ra việc đình chỉ điều tra không đảm bảo căn cứ theo quy định của pháp luật và việc huỷ án để điều tra, truy tố, xét xử lại. Các vụ án tham nhũng điều tra, truy tố, xét xử đều đảm bảo có căn cứ đúng người, đúng tội, đúng thời hạn, không xảy ra oan sai và bỏ lọt tội phạm.  Không có trường hợp nào Viện kiểm sát phải thay đổi, rút quyết định truy tố; hoặc Viện kiểm sát truy tố bị Tòa án xét xử tuyên bị cáo không phạm tội; không có vụ án nào bị Tòa án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm tuyên sửa, hủy có trách nhiệm của Viện kiểm sát.Đồng thời, thông qua hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử, quan tâm làm rõ những thiếu sót, sơ hở trong quản lý kinh tế - xã hội, nguyên nhân, điều kiện phát sinh vi phạm, tội phạm, đặc biệt là nguyên nhân từ cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế để ban hành kiến nghị với cơ quan hữu quan khắc phục./.

Lưu Thị Lệ Phương- Thanh tra- khiếu tố, VKSND tỉnh Bắc Giang

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:28,358,291
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.22.61.123

    Thư viện ảnh