Mở đầu phiên bế mạc Hội nghị triển khai công tác ngành Kiểm sát nhân dân năm 2018. Dưới sự điều hành của đồng chí Lê Minh Trí, Viện trưởng VKSND tối cao, lãnh đạo của một số đơn vị trong ngành đã tham luận, làm rõ các nội dung được nêu trong Báo cáo tổng kết công tác của ngành năm 2017, Chỉ thị công tác năm 2018, nhất là các biện pháp thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác kiểm sát.
[TRỰC TIẾP] NỘI DUNG ĐANG ĐƯỢC CẬP NHẬT
Các đồng chí lãnh đạo VKSND tối cao trao tặng các danh hiệu thi đua của ngành KSND năm 2017.
Đồng chí Lê Minh Trí, Viện trưởng VKSND tối cao trao Cờ thi đua của Chính phủ cho các tập thể |
Tiếp theo chương trình Hội nghị là phần công bố và trao tặng các danh hiệu thi đua.
Đồng chí Vũ Việt Hùng, Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng VKSND tối cao công bố các quyết định khen thưởng.
Đồng chí Vũ Việt Hùng công bố các Quyết định khen thưởng |
Tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm năm 2017, toàn ngành KSND có:
20 đơn vị được tặng Cờ thi đua của Chính phủ, gồm có: Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án trật tự xã hội; Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ; Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học; Vụ Tổ chức cán bộ; Văn phòng; Cơ quan điều tra VKSND tối cao; Thanh tra VKSND tối cao; VKSND cấp cao tại Hà Nội, VKSND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hà Nam, Cao Bằng, Phú Thọ, Thanh Hoá, Bình Định, Quảng Nam, Lâm Đồng và An Giang.
60 đơn vị được tặng Cờ thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân, bao gồm: Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án an ninh; Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế; Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án ma túy; Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp; Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự; Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân gia đình; Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; Vụ kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp về hình sự; Vụ Thi đua - Khen thưởng; Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin; Cục Kế hoạch - Tài chính; Trường đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh; VKSND cấp cao tại Đà Nẵng; VKSND cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh và VKSND các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn, Hoà Bình, Bắc Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang. VKSQS trung ương; VKSQS quân khu 5, VKSQS quân khu 9, VKSQS quân chủng hải quân.
Bên cạnh đó, tặng “Cờ thi đua đơn vị dẫn đầu khối” có 278 tập thể; tặng Bằng khen của Viện trưởng VKSND tối cao cho 238 tập thể và 830 cá nhân; công nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” cho 32 tập thể; công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân” cho 256 cá nhân và công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” cho 99 cá nhân thuộc các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao.
Đồng chí Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Phó Viện trưởng VKSND tối cao trình bày Chỉ thị công tác thi đua, khen thưởng của ngành KSND năm 2018.
Đồng chí Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Phó Viện trưởng VKSND tối cao trình bày Chỉ thị công tác thi đua, khen thưởng của ngành KSND |
Chỉ thị công tác thi đua, khen thưởng nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm công tác thi đua, khen thưởng năm 2018 của ngành Kiểm sát nhân dân là đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; tập trung đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng nhằm khuyến khích, động viên kịp thời phong trào, tạo khí thế thi đua sôi nổi, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cải cách tư pháp trong tình hình hiện nay.
Để tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng, Viện trưởng VKSND tối cao chỉ thị toàn Ngành nỗ lực thi đua phấn đấu hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, trong đó yêu cầu tập trung thực hiện tốt 7 nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, toàn Ngành triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, trong đó tập trung hoàn thành việc xây dựng thể chế về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.
Hai là, các đơn vị trong toàn Ngành xây dựng kế hoạch phát động và tổ chức thực hiện phong trào thi đua năm 2018 phù hợp với đơn vị mình, trong đó đề ra các mục tiêu cụ thể để phấn đấu thực hiện với hiệu quả cao nhất. Đồng thời, tiếp tục hưởng ứng và phát động các phong trào thi đua theo chỉ đạo của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, gắn với hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân.
Ba là, tổ chức phát động và thực hiện hiệu quả phong trào thi đua; đề ra các giải pháp, sáng kiến thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác theo các Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao.
Bốn là, thi đua đẩy mạnh công tác xây dựng Ngành, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
Năm là, các cấp uỷ Đảng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp phải phát huy, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lãnh đạo, chỉ đạo phong trào thi đua; phối hợp chặt chẽ với tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Luật gia, Hội Cựu chiến binh… phát động sôi nổi, sâu rộng các phong trào thi đua của cấp, đơn vị mình.
Sáu là, mỗi đơn vị phải xây dựng được ít nhất 01 tập thể và 02 cá nhân có thành tích điển hình để tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến và coi đây là tiêu chí để chấm điểm thi đua.
Bảy là, tiếp tục đổi mới công tác khen thưởng, cụ thể: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khen thưởng để bảo đảm chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch, thực chất, công bằng, có tác dụng khuyến khích, động viên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành; chú trọng khen thưởng theo đợt (hoặc chuyên đề) kết hợp làm tốt công tác khen thưởng định kỳ; quan tâm khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích đột xuất, đảm bảo khách quan, phản ánh thực chất kết quả và năng lực hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; nâng cao tỷ lệ khen thưởng đối với tập thể nhỏ và công chức, viên chức, người lao động; tập trung lựa chọn các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc, đủ điều kiện để bồi dưỡng, xây dựng điển hình tiên tiến và đề nghị khen thưởng hình thức cao, góp phần tạo động lực thi đua sôi nổi trong Ngành.
Phát biểu tổng kết phần thảo luận, đồng chí Nguyễn Hải Phong, Phó Viện trưởng thường trực VKSND tối cao đánh giá cao 11 ý kiến thảo luận trực tiếp tại Hội trường và 27 bản tham luận gửi về Ban tổ chức Hội nghị thể hiện tinh thần trách nhiệmm chuẩn bị công phu có chất lượng, đi đúng trọng tâm. Nhiều nội dung đã nêu lên những kinh nghiệm hay trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và trong các hoạt động nghiệp vụ, bám sát những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm theo Chỉ thị công tác của Viện trưởng VKSND tối cao năm 2017. Đồng thời đóng góp nhiều ý kiến vào việc triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác của ngành KSND năm 2018.
Đối với những kiến nghị, Ban tổ chức Hội nghị ghi nhận, tổng hợp để báo cáo với lãnh đạo VKSND tối cao nghiên cứu, chỉ đạo, giải quyết.
Đồng chí Nguyễn Văn Khánh, Phó Viện trưởng VKSND tối cao, Viện trưởng VKSQS trung ương trình bày tham luận về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong ngành kiểm sát quân sự, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm trong tình hình hiện nay. |
Tham luận về đổi mới, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại chỗ nhằm nâng cao toàn diện nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu về chất lượng cán bộ Kiểm sát trong tình hình mới do đồng chí Nguyễn Tiến Long, Viện trưởng VKSND tỉnh Bắc Ninh trình bày. |
Đồng chí Tăng Ngọc Tuấn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ VKSND tối cao tham luận về đổi mới công tác tổ chức cán bộ đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng VKSND giai đoạn mới. |
Đồng chí Huỳnh Văn Ri, Viện trưởng VKSND TP. Cần Thơ tham luận một số giải pháp nâng cao số lượng, chất lượng kháng nghị, kiến nghị trong công tác kiểm sát giải quyết án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh doanh, thương mại, lao động. |
Đồng chí Phương Hữu Oanh, Vụ trưởng Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao đông và các việc khác theo quy định của pháp luật (Vụ 10, VKSND tối cao) tham luận về giải pháp nâng cao tỉ lệ giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. |
Hội nghị tiếp tục thảo luận
Mở đầu là tham luận của đồng chí Phương Hữu Oanh, Vụ trưởng Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao đông và các việc khác theo quy định của pháp luật (Vụ 10, VKSND tối cao).
Nguồn: kiemsat.vn