Với khối lượng công việc ngày càng tăng và chất lượng đòi hỏi ngày càng cao, yêu cầu về kiến thức pháp luật, năng lực công tác và kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ vừa là yêu cầu, vừa là nhu cầu của mỗi cán bộ, công chức, điều đó đặt trách nhiệm của Lãnh đạo đơn vị và cá nhân từng cán bộ, công chức phải không ngừng học tập, nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm, trong đó có việc tự học, tự nghiên cứu, đây vẫn được coi là giải pháp hữu hiệu.
Năm 2016, VKSND huyện Lạng Giang đã xác định nhiệm vụ trọng tâm, đột phá của đơn vị là nâng cao chất lượng công tác tự đào tạo tại chỗ đối với cán bộ làm nghiệp vụ thông qua các các giải pháp như sau:
Thứ nhất, về giải pháp chung: Căn cứ vào số lượng biên chế và yêu cầu nhiệm vụ, Lãnh đạo đơn vị đã bố trí, phân công cho cán bộ có điều kiện để tiếp xúc với nhiều khâu công tác kiểm sát khác nhau, kể cả nhũng nhiệm vụ ngoài phạm vi được phân công. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, việc thực hiện các chuyên đề nghiệp vụ cũng được thay đổi người thực hiện định kỳ nhằm làm cho từng cán bộ có điều kiện tiếp xúc, nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm ở các lĩnh vực khác nhau. Ngay từ đầu năm, VKSND huyện Lạng Giang đã phân công các đồng chí lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn các đồng chí Kiểm tra viên và Chuyên viên thực hiện nhiệm vụ. Phân công các đồng chí Kiếm tra viên, Chuyên viên trực tiếp nghiên cứu, đề xuất giải quyết các tố giác tội phạm, vụ án hình sự, dân sự dưới sự hướng dẫn của Kiểm sát viên; tham gia khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai, hỏi cung và các hoạt động điều tra, kiếm sát điều tra khác cùng Kiếm sát viên.
Thứ hai, về các giải pháp cụ thể:
Một là, lựa chọn các vụ việc, các tình huống diễn ra trong một vụ việc cụ thể có vướng mắc, quan điếm khác nhau liên quan đến áp dụng pháp luật, các vụ án hình sự cần có sự tư duy, đánh giá chúng cứ, lãnh đạo Viện phô tô một sô tài liệu yêu câu các đông chí Kiếm tra viên, Chuyên viên nghiên cứu rồi cho ý kiến bằng văn bản về các vấn đề như tính * họp lý, khách quan của tài liệu, chúng cứ; những căn cứ đế phê chuẩn các quyết định của CQĐT, đề ra yêu cầu bổ sung tài liệu chứng cứ (nếu có), yêu cầu điều tra.. .tò đó có đề xuất cụ thể và gửi lãnh đạo Viện trong một khoảng thời gian xác định;
Hai là, lãnh đạo Viện xem xét cụ thể từng bản nhận xét, đánh giá, đề xuất để cho ý kiến nhận xét, định hướng tư duy, định hướng gải quyết tình huống nói trên; nhận xét của lãnh đạo Viện dựa trên các tài liệu chứng cứ, quy định của pháp luật và kinh nghiệm của bản thân;
Ba là, tập thể lãnh đạo Viện trực tiếp nghe các đồng chí Kiểm tra viên, Chuyên viên tự báo cáo, trình bày quan điểm của mình về vụ việc đã được giao nghiên cứu; các đồng chí khác góp ý; lãnh đạo Viện cho ý kiến nhận xét, chỉ ra những ưu điếm, hạn chế đối với tùng đồng chí rồi kết luận đúng, sai rõ ràng và hướng dẫn việc nghiên cứu đối với các vụ việc tiếp theo.
Thực hiện những giải pháp nêu trên, kết quả đã giúp Kiểm tra viên, Chuyên viên, cán bộ có nhận thức đúng về việc áp dụng pháp luật và định hướng tư duy cho những việc tương tự tiếp theo; tạo cơ hội để mỗi cá nhân tích lũy kinh nghiệm; tạo thói quen làm việc khẩn trương, khoa học, tránh thụ động, lười nghiên cứu hoặc nghiên cứu qua loa, đáp ứng yêu cầu công tác đối với cán bộ và có tác dụng giúp lãnh đạo Viện đánh giá đúng cán bộ về nhận thức, năng lực, tinh thần học hỏi và khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
Tuy nhiên để nâng cao hơn chất lượng công tác tự đào tạo tại chỗ đối với cán bộ trong thời gian tới, VKSND huyện Lạng Giang tiếp tục tập trung tổ chức thực hiện các giải pháp nêu trên, kể cả đối những vụ việc có khó khăn, phức tạp cần phải có nhiều thời gian và kinh nghiệm; mở rộng đối tượng áp dụng là Kiểm sát viên và mở rộng lĩnh vực theo các khâu công tác kiểm sát khác nhau đế tất cả cán bộ, công chức và lãnh đạo đơn vị cùng nhau học hỏi, tạo môi trường làm việc gần gũi, thân thiện./.
Ngân Hà/kiemsat.vn