ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ bảy, 23/11/2024 -21:03 PM

Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2014 VKSND các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc

 | 

Ngày 15/7/2014, tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, VKSND tối cao tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2014 của 14 VKSND các tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc,gồm VKSND các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Lào Cai, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Bắc Giang. Đồng chí Nguyễn Hải Phong, Phó Viện trưởng VKSND tối cao chủ trì hội nghị. Thành phần dự hội nghị có: Đại diện lãnh đạo Văn phòng, các Vụ 1A, 1B, 1C, Vụ 3, Vụ 4, Vụ 5, Cục 6, Vụ 9, Vụ 11, Cục TKTP & CNTT, Thanh tra VKSND tối cao; Viện trưởng, Chánh Văn phòng 14 VKSND cấp tỉnh; đại diện lãnh đạo các phòng nghiệp vụ và Viện trưởng VKSND cấp huyện của VKSND tỉnh Tuyên Quang tham dự hội nghị.
Đ/c  Nguyễn Hải Phong, Phó Viện trưởng VKSND tối cao chủ trì hội nghị
Hội nghị đã nghe đồng chí Nguyễn Việt Hùng, Chánh Văn phòng VKSND tối cao trình bày Báo cáo sơ kết công tác kiểm sát 6 tháng đầu năm 2014 của 14 đơn vị VKSND tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Theo Báo cáo, 6 tháng đầu năm 2014 công tác kiểm sát của các VKSND tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ nhất là các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết 37 của Quốc hội giao cho ngành Kiểm sát nhân dân. Mặc dù là địa bàn Trung du và miền núi, biên giới, vùng xa vùng sâu điều kiện đi lại và sinh hoạt không thuận lợi; tình hình tội phạm…diễn biến phức tạp; là khu vực có nhiều khó khăn trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ như: nguồn nhân sự tuyển dụng, bổ nhiệm chức danh tư pháp, cơ cấu, tỉ lệ cán bộ về giới tính , việc điều động, luân chuyển cán bộ…, song Viện kiểm sát các tỉnh trong khu vực đã triển khai nhiều biện pháp để thực hiện tốt Chỉ thị công tác năm 2014 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nhiệm vụ chính trị của cấp ủy và chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ với cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương tích cực, trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, phát hiện và xử lý kịp thời đảm bảo ổn định an ninh trật tự địa bàn và đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp.
Đ/c  Nguyễn Việt Hùng, Chánh Văn phòng VKSND tối cao trình bày Báo cáo tại hội nghị
Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp tiếp tục có những chuyển biến tích cực, hạn chế oan, sai, bỏ lọt tội phạm; nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so với chỉ tiêu của Ngành và Nghị quyết 37 của Quốc hội: tỷ lệ bắt, tạm giữ xử lý khình sự 95%, cáo hơn 3,4% so với toàn quốc. Tỷ lệ bắt giữ về hình sự sau phải trả tự do giảm 0,6 %. Tỷ lệ trả hồ sơ để điều tra bổ sung thấp hơn 1,8% so với toàn quốc. Công tác tổ chức cán bộ, kiểm tra, quản lý, chỉ đạo, điều hành có nhiều tiến bộ. Quan hệ phối hợp với cơ quan hữu quan, quan hệ với cấp ủy địa phương được thực hiện tốt. Sáu tháng đầu năm 2014, VKSND khu vực Trung du và miền núi phía Bắc kiểm sát giải quyết tốt 6.690 tố giác, tin báo, đạt tỷ lệ 85,1% cao hơn tỷ lệ toàn quốc 3,9%; kiểm sát trực tiếp việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm tại 48 Cơ quan điều tra; ban hành 47 kiến nghị yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục vi phạm; yêu cầu hủy bỏ 09 QĐ khởi tố vụ án, hủy 04 QĐ không khởi tố vụ án, yêu cầu CQĐT khởi tố 20 vụ án, góp phần làm tốt công tác chống bỏ lọt tội phạm. Tỷ lệ giải quyết án ở giai đoạn điều tra đạt 69,3%, tăng 4,9%, cao hơn tỉ lệ chung của toàn quốc 21,8%; Viện kiểm sát giải quyết án ở giai đoạn truy tố đạt 92 % số vụ, cao hơn 0,2 % so với toàn quốc; Phối hợp tốt với Cơ quan điều tra, Tòa án xác định và giải quyết tốt vụ án trọng điểm (chiếm 5,4%, vượt chỉ tiêu của Ngành 0,4%) ; đã ban hành 34 kiến nghị yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục sai sót, vi phạm; 14 kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước trong phòng ngừa vi phạm, tội phạmchất lượng kháng nghị án hình sự theo thủ tục phúc thẩm; được nâng cao, đạt 81,4%(cao hơn 9,6% so với toàn quốc); kháng nghị giám đốc thẩm 08 vụ án, tỷ lệ được chấp nhận 100%; ban hành 39 kiến nghị đối với Toà án khắc phục vi phạm; ban hành 07 kiến nghị đối với Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội về phòng ngừa vi phạm; ban hành 59 thông báo rút kinh nghiệm, trả lời  thỉnh thị đúng thời hạn quy định cùng hướng dẫn nghiệp vụ cho Viện kiểm sát cấp huyện cấp huyện kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, thống nhất về nhận thức và áp dụng thực tiễn trong công tác. Đãban hành 70 kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm; tăng c­ường công tác quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam, ban hành 17 thông báo rút kinh nghiệm cho VKS cấp huyện.
Toàn cảnh hội nghị
Viện kiểm sát khu vực đã triển khai tổ chức thực hiện tốt các quy định mới của Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung): tham gia 1.536 phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm (chiếm tỷ lệ 7% toàn quốc; phối hợp với Tòa án tổ chức 88 phiên tòa rút kinh nghiệm nâng cao kỹ năng kiểm sát; ban hành 56 kháng nghị phúc thẩm, chất lượng kháng nghị được Tòa chấp nhận đạt 94,7%, tăng 7,4%, cao hơn toàn Ngành 6,5%; ban hành 07 kháng nghị giám đốc thẩm,Tòa án chấp nhận 100%, tăng 25%; ban hành 132 kiến nghị yêu cầu Toà án khắc phục vi phạm; 48 thông báo rút kinh nghiệm cho Viện kiểm sát cấp huyện.
Đ/c  Phùng Tiến Quân, Viện trưởng VKSND tỉnh Tuyên Quang phát biểu  tại hội nghị
Thực hiện tốt Luật tố tụng hành chính; kiểm sát 721 vụ; số lượng, chất lượng kháng nghị phúc thẩm các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính tăng đáng kể; ban hành nhiều kháng nghị, được Tòa chấp nhận đạt 100%; 11 kiến nghị yêu cầu Toà án khắc phục vi phạm;12 thông báo rút kinh nghiệm cho Viện kiểm sát cấp huyện.
Một số hình ảnh về đại diện các đơn vị phát biểu tại hội nghị
 
Tăng cường kiểm sát trực tiếp đối với các cơ quan tư pháp trong lĩnh vực thi hành án và khiếu nại, tố cáo (kiểm sát trực tiếp 50 trại giam; 29 cơ quan thi hành án hình sự và 295 UBND cấp xã về công tác thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ; phát hiện nhiều vi phạm, yêu cầu Tòa án ra QĐ thi hành án 17 trường hợp, yêu cầu áp giải 27 bị án; đã ban hành 11 kháng nghị, 135 kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm (đã có 119 kiến nghị được chấp nhận); ban hành 10 thông báo rút kinh nghiệp nghiệp vụ về công tác kiểm sát thi hành án hình sự.
Về công tác kiểm sát Thi hành án dân sự được tăng cường, đôn đốc cơ quan thi hành án dân sự thi hành xong đạt tỷ lệ 43,6% về số việc, 30,4% về tiền. Tổ chức 24 cuộc kiểm sát trực tiếp, chú trọng kiểm sát việc ban hành các quyết định về thi hành án, phân loại điều kiện thi hành; phát hiện vi phạm, đã ban hành 68 kháng nghị, kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm; 25 thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ, 02 văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho Viện kiểm sát cấp huyện. Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động t­­­ư pháp: tiếp công dân đến khiếu nại; tố cáo đúng quy định. Giải quyết đơn thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 88,7% (cao hơn 58,4% so với toàn quốc; kiểm sát trực tiếp 09 cuộc tại cơ quan tư pháp, ban hành 03 kiến nghị yêu cầu khắc phục; 16 thông báo rút kinh nghiệm nghiệm vụ.
Công tác xây dựng Ngành tiếp tục có nhiều tiến bộ: các cấp kiểm sát trong khu vực thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp; thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, đặc biệt là tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) về công tác xây dựng Đảng; đồng thời triển khai cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh; kỷ cương và trách nhiệm”;gắn với thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Quan tâm kiện toàn về tổ chức, cán bộ đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, quan tâm thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn Viện kiểm sát cấp huyện để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác nghiệp vụ của cấp dưới.
Tại hội nghị, còn có 18 ý kiến tham luận của các đại biểu là Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh, lãnh đạo một số đơn vị thuộc VKSND tối cao và Viện trưởng VKSND cấp huyện của tỉnh Tuyên Quang. Các ý kiến tham luận với tinh thần, trách nhiệm cao và nhất trí với nhận định, đánh giá trong các dự thảo các báo cáo; nghiêm túc chỉ rõ những hạn chế, thiếu sót của đơn vị, đồng thời, kiến nghị, đề xuất với VKSND tối cao nhiều vấn đề về công tác tổ chức cán bộ, công tác nghiệp vụ, đầu tư cơ sở vật chất đối với Viện kiểm sát địa phương, để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giúp Viện kiểm sát địa phương thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong thời gian tới. Đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao đã giải trình làm rõ thêm một số nội dung các đại biểu quan tâm, đồng thời chia sẽ những khó khăn, vướng mắc của Viện kiểm sát địa phương và đề nghị phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong trong thời gian tới để hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của Ngành.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Hải Phong, Phó Viện trưởng VKSND tối cao biểu dương các Viện kiểm sát khu vực trung du và miền núi phía Bắc: mặc dù trong thời gian qua, tình hình kinh tế - xã hội; tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp, khối lượng công việc tăng; điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất của các đơn vị còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu,… Tuy nhiên, các đơn vị có nhiều cố gắng, nỗ lực phấn đấu, quán triệt thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 02/01/2014 về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2014 và Nghị quyết, chỉ đạo của cấp ủy địa phương, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu công tác 6 tháng đầu năm 2014 theo yêu cầu. Đặc biệt, nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết 37 của Quốc hội đặt ra đối với ngành Kiểm sát nhân dân được Viện kiểm sát hai cấp trong khu vực triển khai thực hiện nhiều biện pháp thiết thực và đạt nhiều kết quả tích cực, nhiều chỉ tiêu vượt tỉ lệ chung của Ngành và chỉ tiêu Nghị quyết 37. Tăng cường chức năng công tố, thực hiện tốt Thông tư số 06, các đơn vị đều ký và triển khai thực hiện Quy chế phối hợp trong giải quyết án hình sự; quản lý và kiểm sát tốt việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm. Nhiều đơn vị trong khu vực đã tích cực, chủ động hơn trong công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan, nhất là các cơ quan tư pháp địa phương trong việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành, góp phần tích cực trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Công tác xây dựng Ngành được các đơn vị quan tâm nhiều hơn, triển khai thực hiện nhiều biện pháp nhằm thực hiện hiệu quả chủ trương “Hướng về cơ sở”, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần để cấp cơ sở hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh kết quả đã đạt được, đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao nêu rõ: Qua các báo cáo sơ kết của Ngành cũng như của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, qua các ý kiến thảo luận tại hội nghị đã phản ánh kết quả công tác 6 tháng qua của Viện kiểm sát các tỉnh trong khu vực còn những hạn chế, thiếu sót, các đơn vị cần có biện pháp cụ thể để khắc phục như việc quán triệt thực hiện của Chỉ thị công tác số 01 của Viện trưởng và yêu cầu của VKSNDTC, của cấp trên chưa thực sự chuyển biến rõ nét tại một số đơn vị; Cần phải nâng cao chất lượng tranh tụng hơn nữa, cần chủ động trong công tác đề bạt, tổ chức cán bộ, hoàn thành đề án xây dựng vị trí việc làm; Các Viện trưởng VKSND tỉnh có đường biên giới với Trung Quốc nghiên cứu tham mưu cho chính quyền có biện pháp giải quyết tốt, bảo về tính mạng, tài sản đối với người lao động Việt Nam vượt biên sang làm việc tại Trung Quốc. 
Đồng chí yêu cầu Viện kiểm sát các tỉnh khu vực miền núi biên giới phía bắc cần tập trung thực hiện một số công tác trọng tâm sau đây:
Thứ nhất, Căn cứ vào Chỉ thị công tác của Viện trưởng VKSND tối cao, Kế hoạch công tác của địa phương, đặc biệt là đối chiếu với các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong Nghị quyết 37 của Quốc hội; các đơn vị cần rà soát các chỉ tiêu, so sánh với cùng kỳ năm 2012, với các địa phương khác trong khu vực, với tỷ lệ chung của toàn Ngành, từ đó đánh giá khách quan những kết quả, mức độ kết quả của đơn vị mình đã đạt; để từ đó có những biện pháp cụ thể, thiết thực với đơn vị mình để phát huy những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế, thiếu sót, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà đơn vị, Ngành và Quốc hội đã giao trong những tháng cuối năm.
Thứ hai, Là khu vực miền núi biên giới phía Bắc, tình hình an ninh chính trị có những diễn biến phức tạp, tiểm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, nhất là địa bàn tỉnh Điện Biên, Lai Châu. Tội phạm ma túy trong khu vực vẫn chiểm tỉ lệ lớn trong cơ cấu tội phạm; và là địa bàn trung chuyển lượng ma túy lớn vào địa bàn, khu vực khác. Vì vậy, các Viện kiểm sát trong khu vực cần thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cơ quan hữu quan, đặc biệt là với cơ quan Công an, Tòa án đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm về an ninh, ma túy, góp phần giữ vững an ninh chính trị, ổn định trật tự xã hội; đồng thời hạn chế gia tăng và từng bước đẩy lùi tội phạm, tệ nạ về ma túy trong khu vực cũng như các khu vực khác trong cả nước.    
Thứ ba, các đơn vị chú trọng thực hiện những biện pháp hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết số 37 và tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương lớn về cải cách tư pháp: “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”; “Nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa”.
 Các đơn vị phải kiểm sát chặt chẽ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kịp thời phát hiện yêu cầu hoặc trực tiếp khởi tố vụ án yêu cầu điều tra, đồng thời kiên quyết hủy bỏ quyết định khởi tố thiếu căn cứ; bảo đảm thực hiện tốt chủ trương chống lọt, chống oan ngay từ giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; chủ động rà soát, hoàn thiện hệ thống quy chế phối hợp nhằm tạo cơ chế tốt hơn để thực hiện hiệu quả công tác này;
 Nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo, Kiểm sát viên, kiểm sát các vụ án hình sự ngay từ khi khởi tố; đề ra yêu cầu điều tra đối với 100% vụ án nhằm nâng cao chất lượng hồ sơ, hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung, việc đình chỉ bị can do hành vi không cấu thành tội phạm;
 Tích cực chỉ đạo việc phối hợp với Tòa án tổ chức phiên tòa để rút kinh nghiệm nhằm nâng cao kỹ năng và chất lượng tranh tụng cho Kiểm sát viên; khắc phục triệt để những nguyên nhân để xảy ra trường hợp Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội;
 Đề ra biện pháp cụ thể, thiết thực, gắn với trách nhiệm của mỗi đơn vị, mỗi cán bộ, Kiểm sát viên để hoàn thành tốt các chỉ tiêu kiểm sát tư pháp trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, lao động, kinh doanh, thương mại,...; yêu cầu Tòa án, Viện kiểm sát cấp dưới chuyển kịp thời, để có điều kiện kiểm sát chặt chẽ, toàn diện các bản án, quyết định để kịp thời phát hiện nâng cao số lượng và chất lượng kháng nghị, nhất là kháng nghị phúc thẩm hình sự, kháng nghị phúc thấm các vụ án hành chính, kinh doanh, thương mại, lao động; quan tâm giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực t­ư pháp;
 Chú trọng phát hiện, quản lý tốt tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp, đồng thời kịp thời kiến nghị yêu cầu các cơ quan tư pháp chấn chỉnh, khắc phục;
 Tăng cường công tác tổng kết thực tiễn, hướng dẫn nghiệp vụ và thông báo rút kinh nghiệm cho Viện kiểm sát cấp d­ưới;
 Các đơn vị tiếp tục có biện pháp cụ thể để thực hiện tốt nội dung đột phá, tạo sự chuyển biến tích cực, rõ nét trong lĩnh vực, khâu đã lựa chọn để đột phá; Chú trọng các biện pháp để tuyển dụng đủ biên chế đã được phân bổ, bảo đảm công khai, minh bạch và có chất lượng; tích cực tạo nguồn để bổ nhiệm đủ chỉ tiêu Kiểm sát viên được giao. Đây cũng là nhiệm vụ chính trị Quốc hội giao cho Ngành ta, mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhưng chúng ta phải thực hiện được; (quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì cần trao đổi ngay với Vụ tổ chức cán bộ để tìm cách tháo gỡ kịp thời).
 Các đơn vị thường xuyên rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch lãnh đạo VKSND hai cấp, bảo đảm cơ cấu, tỉ lệ, thành phần theo quy định; khẩn trương kiện toàn đội ngũ lãnh đạo Viện kiểm sát hai cấp, lãnh đạo các phòng trực thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh; thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ, chuyển đổi vị trí công tác để tạo nguồn cán bộ lãnh đạo.
 Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dư­ỡng cho đội ngũ cán bộ; khuyến khích loại hình tổ chức lớp bồi d­ưỡng tại chỗ cho cán bộ, Kiểm sát viên, nhằm tiến tới thực hiện hiện đầy đủ chế độ bồi dưỡng bắt buộc.
 Tăng cư­ờng công tác kiểm tra, h­­ướng dẫn đối với cấp d­ưới, bảo đảm thực sự hiệu quả, thiết thực, tránh hình thức, gây tốn kém, lãng phí cho Ngành; thực hành tiết kiệm trong chi hành chính.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương IV ở VKS hai cấp; thực hiện cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên: Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh; kỷ cương và trách nhiệm” gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đề cao kỷ luật, kỷ c­ương, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các sai phạm, tiêu cực và giữ gìn đoàn kết nội bộ tốt.
Thực hiện tốt việc tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết số 49, nhất là những nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của VKSND; tiếp tục tham gia tích cực vào dự thảo Luật tổ chức VKSND sửa đổi và dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi do Ngành ta được giao chủ trì.
 Thứ tư: chỉ đạo đơn vị quán triệt, thực hiện nghiêm túc những chỉ đạo của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác của toàn Ngành sau phiên trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII.
Thái Hưng - Phúc Long (VKSNDTC)
 
 

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,434,735
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.191.189.124

    Thư viện ảnh