.

Thứ ba, 30/04/2024 -00:28 AM

Đề án Đăng ký tuyển sinh đại học năm 2014 của Trường Đại học kiểm sát Hà nội

 | 

PHẦN I. MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH.

1. Căn cứ để xây dựng đề án.

- Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;

- Luật Giáo dục Đại học;

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

- Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2012-2020;

- Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 09 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020;

- Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020";

- Công văn số 2955 /KTKĐCLGD ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tuyển sinh riêng vào đại học và cao đẳng hệ chính quy;

- Dự thảo Quy định về tuyển sinh đại học và cao đẳng hệ chính quy giai đoạn 2014-2016 ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư sửa đổi, bổ sung số 03/2013/TT-BGD ĐT ký ngày 20/02/2013 của Bộ trưởng Bộ GD& ĐT;

- Định hướng và đặc thù ngành đào tạo của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.

2. Mục đích

Tuyển được thí sinh có năng lực học tập tốt, có phẩm chất đạo đức và những năng lực cần thiết khác phù hợp với đặc thù công việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

3. Nguyên tắc tuyển sinh

- Công tác tuyển sinh phải trên cơ sở các quy định của Luật Giáo dục đại học năm 2012, Quy chế Tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và quán triệt các quan điểm về đổi mới giáo dục và đào tạo tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đồng thời, phải trên cơ sở các yêu cầu về tuyển dụng cán bộ vào ngành Kiểm sát.

- Phương thức tuyển sinh phải được đổi mới theo hướng kết hợp sử dụng kết quả học tập ở phổ thông và điểm thi tuyển, xét tuyển, yêu cầu về sức khỏe, tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức của người dự tuyển theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định riêng của ngành Kiểm sát; đảm bảo cơ cấu vùng miền, tỷ lệ nam, nữ hợp lý và bảo đảm chất lượng.

- Thực hiện chủ trương ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và trên cơ sở nhu cầu tuyển dụng cán bộ đối với các vùng này, xây dựng chỉ tiêu riêng cho các địa phương thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ so với chỉ tiêu tuyển sịnh của các khu vực khác còn lại.

PHẦN II. PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

1. Chỉ tiêu, phân bổ chỉ tiêu, khối tuyển sinh năm 2014

1.1.1. Số lượng: 300

1.1.2. Phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh:

Thực hiện chủ trương "Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính …” được thể hiện trong Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI và căn cứ nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Kiểm sát, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đề nghị phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh năm 2014 cụ thể như sau:

+ Khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ: 150 chỉ tiêu;

+ Các khu vực khác trong cả nước: 150 chỉ tiêu.

1.1.3. Tỷ lệ tuyển sinh đối với nữ học sinh

Việc tuyển sinh đối với nữ học sinh vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội được xác định chỉ tiêu riêng với tỷ lệ không quá 40% trên tổng chỉ tiêu đào tạo của ngành học; không hạn chế tỷ lệ nữ sơ tuyển và đăng ký dự tuyển vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.

1.1.4. Khối tuyển sinh: A, C, D1.

2. Đối tượng, điều kiện đăng ký dự thi

2.2.1. Đối tượng:

- Đối tượng tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ giáo dục và đào tạo và có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi đăng ký sơ tuyển, là Đảng viên hoặc Đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Đối tượng thuộc diện tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển: học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông đủ điều kiện thuộc diện tuyển thẳng hoặc ưu tiên xét tuyển vào đào tạo đại học, cao đẳng theo quy định hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải đạt yêu cầu sơ tuyển theo quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2.2.2. Điều kiện đăng ký dự thi

a. Về trình độ văn hóa:

- Đối với học sinh phổ thông: Đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT); trong các năm học THPT phải đạt học lực trung bình trở lên theo kết luận tại học bạ, riêng 03 môn thuộc khối đăng ký dự thi điểm tổng kết các năm phải đạt từ 6,0 trở lên.

- Đối với học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh học THPT tại khu vực 1: Đã tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc THPT; trong các năm học THPT phải đạt học lực trung bình trở lên theo kết luận tại học bạ, riêng 03 môn thuộc khối đăng ký dự thi điểm tổng kết các năm phải đạt từ 5,0 trở lên.

b. Về độ tuổi:

Đối với học sinh, không quá 20 tuổi; riêng học sinh là người dân tộc thiểu số không quá 22 tuổi (tính đến năm dự thi).

c. Tiêu chuẩn đạo đức, phẩm chất chính trị:

- Về tiêu chuẩn đạo đức: trong những năm học trung học phổ thông đạt yêu cầu về hạnh kiểm từ loại khá trở lên;

- Về phẩm chất chính trị: Là công dân Việt Nam, có lịch sử chính trị rõ ràng; nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

d. Về tiêu chuẩn sức khỏe:

Người dự thi không mắc bệnh kinh niên, mãn tính; không có dị hình, dị dạng; đối với nam về chiều cao từ 1,60m trở lên, nữ về chiều cao từ 1,55m trở lên.

3. Phương thức tuyển sinh

- Sơ tuyển các điều kiện về sức khỏe, lý lịch theo quy định của VKSNDTC;

- Việc tuyển sinh được tiến hành theo hai bước:

+ Bước 1: Thi tuyển theo phương án thi "ba chung" (chung đợt thi, chung đề thi, chung kết quả để xét tuyển) của Bộ Giáo dục và Đào tạo để lấy thí sinh lọt vào vòng phỏng vấn. Số lượng thí sinh lấy vào vòng phỏng vấn nhiều hơn chỉ tiêu tuyển sinh không quá 30%.

+ Bước 2: Phỏng vấn trực tiếp để xác định khả năng tư duy, phân tích, lập luận, xử lý tình huống và khả năng giao tiếp. Việc phỏng vấn được tiến hành bởi một hội đồng do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh thành lập. Câu hỏi phỏng vấn tập trung vào những kiến thức giáo dục công dân đã được học, những câu hỏi về những vấn đề chính trị, thời sự của đất nước, các tình huống ứng xử….Việc chấm điểm phỏng vấn bằng phiếu, thể hiện đầy đủ các tiêu chí và tính điểm cho từng tiêu chí.

Việc xác định thí sinh thuộc diện xét để tham gia phỏng vấn sau khi có kết quả thi tuyển sinh phải đảm bảo các điều kiện: Thí sinh có kết quả điểm thi tuyển sinh trên điểm sàn do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố tương ứng với từng khối thi và bằng hoặc cao hơn điểm mà Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội xác định có đủ điều kiện để tham gia phỏng vấn đối với từng khối thi trên cơ sở cân đối chỉ tiêu phân bổ cho các khu vực, khối thi và tỷ lệ Nam, Nữ (không có môn thi nào bị điểm 0).

4. Điểm trúng tuyển

- Việc xác định điểm trúng tuyển trên cơ sở lấy điểm từ cao xuống thấp (thang điểm 10) đến hết chỉ tiêu, đảm bảo tính hợp lý của các khối thi, tỷ lệ Nam, Nữ, tỷ lệ chỉ tiêu tuyển sinh phân bổ cho các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ và chỉ tiêu tuyển sinh của các khu vực khác.

- Điểm trúng tuyển là tổng điểm của kết quả thi tuyển sinh đại học chính quy năm 2014 cộng với điểm phỏng vấn trực tiếp, trong đó điểm phỏng vấn trực tiếp chiếm 15%, điểm thi tuyển sinh đại học chính quy năm 2014 chiếm 85%.

5. Hồ sơ dự tuyển và hồ sơ đăng ký dự thi

Hồ sơ dự tuyển thực hiện theo mục 1.1 phần III đề án này. Hồ sơ đăg ký dự thi đại học vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có kèm theo Phiếu sơ tuyển do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đã cấp cho thí sinh đăng ký sơ tuyển.

6. Đầu ra của sinh viên sau khi tốt nghiệp

Thí sinh trúng tuyển năm 2014, sau khi tốt nghiệp được ngành Kiểm sát ưu tiên tuyển dụng theo nhu cầu về cán bộ của ngành Kiểm sát.

7. Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh

7.1. Về đội ngũ giảng viên cơ hữu

Tính đến nay, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội có 77 giảng viên cơ hữu: 8 tiến sĩ, 49 thạc sĩ (trong đó có 12 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh), 20 giảng viên có trình độ cử nhân, phần lớn đang học sau đại học. Cơ cấu giảng viên đảm bảo đảm nhận được trên 70% môn học trong chương trình đào tạo đại học của Trường.

Việc xây dựng hệ thống câu hỏi phỏng vấn được giao cho những giảng viên cơ hữu của Trường có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ và có kinh nghiệm giảng dạy và phỏng vấn các vấn đề về chính trị - xã hội - pháp lý phổ thông.

7.2. Phòng học, giảng đường, trang thiết bị, giáo trình, tài liệu phục vụ đào tạo

- Có 10 phòng học đảm bảo về diện tích, chất lượng ánh sáng, không gian, trang bị đầy đủ máy chiếu, máy tính phục vụ giảng viên và sinh viên.

- Có 01 phòng học máy tính số lượng máy tính 50 máy.

- Thư viện trang bị đầy đủ máy tính, giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ giảng viên, sinh viên

- Trường đã có Website (tks.edu.vn) và thành lập và vận hành Tạp chí khoa học kiểm sát, đã xuất bản số đầu tiên năm 2014.

7.3. Diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo và quy mô đào tạo hiện tại

Tổng diện tích sàn xây dựng giảng đường, phòng học, nhà làm việc, ký túc xá, nhà ăn sinh viên, sân thể thao, đường giao thông...phục vụ đào tạo đại học là: 5.744m2. Quy mô đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm sát hiện tại: 400 người thường xuyên học tập tại Trường.

7.4. Khả năng đáp ứng quy mô đào tạo

Căn cứ Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT ngày 02/12/2011 và Thông tư số 20/2012/TT-BGDĐT ngày 12/6/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, trên cơ sở năng lực hiện tại, Trường Đại học kiểm sát Hà Nội có đủ năng lực đăng ký chỉ tiêu đào tạo đại học hơn 2.300 sinh viên, đồng thời đảm bảo quy mô đào tạo đến năm 2018 với số lượng sinh viên bình quân 300 - 500/năm.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội thành lập Hội đồng tuyển sinh và các Ban giúp việc tổ chức công tác tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương tổ chức sơ tuyển các điều kiện đăng ký dự thi. Thông tin chi tiết về kỳ thi tuyển sinh sẽ được thông báo bằng văn bản đến các Sở Giáo dục và Đào tạo, trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên trang web của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (www.tks.edu.vn).

1. Sơ tuyển các điều kiện đăng ký dự thi

1.1.Nộp hồ sơ dự tuyển và tổ chức sơ tuyển

1.1.1. Nộp hồ sơ dự tuyển

a.Thời gian nộp hồ sơ dự tuyển từ ngày 24/02/2014 – 09/3/2014.

b.Địa điểm nộp hồ sơ dự tuyển: Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện) nơi thường trú của thí sinh.

c.Hồ sơ dự tuyển bao gồm:

1.Đơn xin xin dự tuyển và xét tuyển vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (theo mẫu được đăng tải trên Website Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, địa chỉ: tks.edu.vn).

2.Lý lịch tự khai (theo mẫu được đăng tải trên Website Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, địa chỉ: tks.edu.vn) có xác nhận của UBND phường, xã, thị trấn nơi thường trú. Đóng dấu giáp lai ảnh và giữa các trang lý lịch.

3.Bản phô tô nghị quyết kết nạp Đoàn có xác nhận của cơ sở Đoàn nơi đang sinh hoạt. Nếu là đảng viên thì có bản sao quyết định kết nạp đảng.

4.Bản trích sao kết quả học tập (theo mẫu) đối với các thí sinh đang học lớp 12 THPT hoặc THBT. Riêng đối với các thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ năm 2013 trở về trước nộp bản sao học bạ và bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tạm thời.

5.Bản phô tô hộ khẩu (có sao y).

6.Bản sao giấy khai sinh.

7.Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên cấp trong thời hạn 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

8.04 tấm ảnh 3x4.

Thí sinh nộp đủ hồ sơ đăng ký dự tuyển theo quy định sẽ được Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện cấp giấy hẹn sơ tuyển tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của thí sinh.

1.1.2. Tổ chức sơ tuyển:

a. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của thí sinh đã nộp hồ sơ dự tuyển tổ chức sơ tuyển và thu lệ phí sơ tuyển. Lệ phí sơ tuyển là 50.000đ/thí sinh.

b. Thời giantổ chức sơ tuyển từ ngày 11/3/2014 – 17/3/2014.

c. Nội dung sơ tuyển:

- Đối chiếu hồ sơ với các điều kiện đăng ký dự thi quy định tại mục 2.2.2phần II của đề án này.

- Kiểm tra các điều kiện về chiều cao và hình thức của thí sinh.

- Cấp phiếu sơ tuyển (theo mẫu được đăng tải trên Website của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, địa chỉ: tks.edu.vn) cho thí sinh ngay sau khi thí sinh kết thúc việc sơ tuyển. Hướng dẫn thí sinh đạt sơ tuyển nộp phiếu sơ tuyển kèm hồ sơ đăng ký dự thi vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngay sau khi kết thúc sơ tuyển, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thông báo cho thí sinh không đạt sơ tuyển, lập danh sách thí sinh sơ tuyển báo cáo Vụ Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao; gửi danh sách thí sinh sơ tuyển và gửi kèm hồ sơ dự tuyển về Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội ngay sau khi kết thúc đợt sơ tuyển.

2. Tổ chức thi tuyển sinh:

Những thí sinh đạt sơ tuyển mới được đăng ký dự thi vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tổ chức kỳ thi tuyển theo phương án thi "ba chung" (chung đợt thi, chung đề thi, chung kết quả để xét tuyển) của Bộ Giáo dục và Đào tạo để lấy thí sinh lọt vào vòng phỏng vấn. Số lượng thí sinh lấy vào vòng phỏng vấn nhiều hơn chỉ tiêu tuyển sinh không quá 30%.

3. Tổ chức phỏng vấn

- Việc phỏng vấn được tiến hành bởi một hội đồng do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh thành lập. Thời gian phỏng vấn được xác định cụ thể trong giấy triệu tập phỏng vấn của Trường và được công bố công khai trên website của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.

- Hội đồng tuyển sinh tổ chức xây dựng hệ thống từ 50 câu hỏi phỏng vấn trở lên, phiếu chấm điểm phỏng vấn trong đó có các tiêu chí và điểm cho từng tiêu chí đảm bảo đánh giá các năng lực của thí sinh một cách khách quan, minh bạch, công bằng và phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của công tác tuyển sinh của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. Nội dung phỏng vấn được xây dựng theo nguyên tắc bảo mật như làm đề thi. Chủ tịch HĐTS sẽ xét duyệt nội dung phỏng vấn trước khi đưa ra thực hiện.

- Các giám khảo tham gia phỏng vấn là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nhiều kinh nghiệm trong hoạt động giáo dục, làm việc theo nguyên tắc: khách quan, công bằng, cụ thể, chính xác. Mỗi bàn phỏng vấn gồm 02 giám khảo, làm việc theo nguyên tắc độc lập. Sau mỗi buổi chấm phỏng vấn, hai giám khảo phải thống nhất được điểm của thí sinh báo cáo về Ban Thư kí HĐTS và kí vào biên bản bàn giao kèm theo phiếu dàn bài trả lời của thí sinh.

- Khi thí sinh tham gia phỏng vấn sẽ bốc thăm câu hỏi và được chuẩn bị trong vòng 10 - 15 phút, sau đó sẽ trả lời 15 - 20 phút. Thí sinh phải trả lời một câu hỏi bốc thăm và hai câu hỏi phụ do hai giám khảo hỏi trực tiếp. Thí sinh phải xây dựng dàn ý trả lời trên giấy trắng (do trường phát) và nộp lại cho giám khảo sau khi trả lời để làm bằng chứng giải quyết các khiếu kiện (nếu có).

- Ban Thanh tra tuyển sinh sẽ thường xuyên giám sát quá trình phỏng vấn để ngăn ngừa và xử lí kịp thời các hiện tượng tiêu cực (nếu có).

- Kết quả phỏng vấn sẽ được công bố công khai sau từng ngày. Những thí sinh nào có thắc mắc phải nộp đơn cho ban thanh tra ngay trong ngày hôm đó.

- Quá trình phỏng vấn sẽ được tổ chức thi một cách nghiêm túc nhằm tuyển chọn được những thí sinh có khả năng nói, phân tích, tổng hợp, năng lực tư duy, xử lý tình huống... vào học tạitrường.

- Ban cơ sở vật chất có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các phòng thi và các phương tiện phục vụ cho quá trình xét tuyển nhất lầ giai đoạn phỏng vấn.

4. Công tác hậu kiểm

- Sau khi thí sinh trúng tuyển nhập học, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội sẽ tổ chức khám sức khỏe, xác minh lý lịch và kiểm tra toàn bộ hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh trúng tuyển để xác nhận lại về điều kiện đăng ký dự thi và các chính sách ưu tiên mà thí sinh đã khai báo. Trường hợp phát hiện thí sinh khai báo sai, thí sinh sẽ được xử lý theo quy định.

5. Công tác khác

Các công tác liên quan đến kỳ thi bao gồm: thanh tra, giám sát quá trình tổ chức thi, chấm thi; phúc khảo và kiểm tra việc phúc khảo; công bố kết quả tuyển sinh; triệu tập thí sinh trúng tuyển; công tác đảm bảo an toàn cho kỳ thi; công tác tài chính v.v được thực hiện theo các quy định hiện hành trong tuyển sinh.

IV. LỘ TRÌNH VÀ CAM KẾT

1. Lộ trình:

Năm 2014: Thực hiện thi như đã trình bày trong mục II của Đề án này.

Năm 2015 – 2016: Tổ chức rút kinh nghiệm, nghiên cứu tiếp tục tăng cường quy mô và đa dạng hình thức tuyển sinh riêng.

2. Cam kết:

- Tổ chức tuyển sinh theo quy định của Quy chế và dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện nghiêm túc, an toàn, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho các thí sinh tham gia đăng ký xét tuyển, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan và chống mọi hiện tượng tiêu cực.

- Công bố rộng rãi, công khai các thông tin về hoạt động tuyển sinh của Nhà Trường để xã hội, phụ huynh và thí sinh theo dõi, giám sát.

- Xử lí nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật các hiện tượng tiêu cực, hành vi vi phạm Quy chế tuyển sinh.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời. Kết thúc kỳ tuyển sinh năm 2014, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trên đây là Đề án tuyển sinh Đại học hệ chính quy năm 2014 của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội kính trình Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét và phê duyệt.

Trân trọng.

Nơi nhận:

- Như kính gửi;

Đ/c Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng VKSNDTC (để b/c)

- Các đ/c Phó Viện trưởng VKSNDTC (để b/c);

- Vụ TCCB;

- BGH;

- Lưu VT, ĐT.

HIỆU TRƯỞNG

TS. Phạm Mạnh Hùng

 

Phụ lục 1

Quy chế tuyển sinh và các văn bản hướng dẫn

1. Việc tổ chức tuyển sinh theo kỳ thi chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tuân thủ theo các quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.

2. Tổ chức tuyển sinh tuân thủ theo các quy định tại mục I, II của đề án.

3. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tiếp tục cập nhật các văn bản hướng dẫn, biểu mẫu lên trang web của Trường Đại học Kỉêm sát Hà Nội tại địa chỉ http://tks.edu.vn

Phụ lục 2

Ngành tuyển sinh đào tạo của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội năm 2014

STT

Hội đồng thi/ngành đào tạo

Kí hiệu trường

Khối thi

Mã ngành

1

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội

DKS

   

Ngành Luật

 

A,C,D1

D380101

 

Phụ lục 3

Số liệu cán bộ, giảng viên Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội

(Tính đến ngày 09/01/2014)

STT

Tổng số Cán bộ, Giảng viên cơ hữu

Tổng số
CBVC

Tổng số
GV

Chức danh, trình độ chuyên môn

GS

PGS

TSKH và TS

Thạc sĩ

Đại học

Cao đẳng

1

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội

148

77

0

0

8

49

20

0

 

 

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:27,797,752
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.188.40.207

    Thư viện ảnh