.

Thứ ba, 30/04/2024 -06:49 AM

Trao đổi bài viết về việc “Vướng mắc khi áp dụng Điều 250 Bộ luật hình sự”.

 | 

Sau khi đọc bài viết về việc “Vướng mắc khi áp dụng Điều 250 Bộ luật hình sự” của tác giả Nguyễn Ngọc Cường- Phòng 2, VKSND tỉnh Bắc Giang đăng trên trang tin điện tử của VKSND tỉnh Bắc Giang ngày 30/3/2017.

Tác giả đưa ra hai trường hợp cụ thể và hai quan điểm khác nhau để xử lý đối với người phạm tội. Tôi có quan điểm trao đổi như sau:

>>> Vướng mắc khi áp dụng Điều 250 Bộ luật hình sự.

Ví dụ thứ nhất: Tôi đồng ý với quan điểm của tác giả, bởi lẽ: Khi giao dịch, mua bán tài sản, B biết rõ tài sản đó là do trộm cắp mà có nhưng vẫn mua nên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo Điều 250 BLHS. Mặt khác, giá trị tài sản mà A trộm cắp đủ yếu tố cấu thành cơ bản của tội này. Còn đối với A khi thực hiện hành vi trộm cắp tài sản do chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hành sự sẽ được xử lý hành chính theo quy định của pháp luật.

Ví dụ thứ hai: Tôi đồng ý với quan điểm thứ hai, đó làkhông thể xử lý Đ về tội “ Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có",bởi lẽ:Đối với các tội phạm có cấu thành vật chất thì tài sản mà người chứa chấp hoặc tiêu thụ phải có giá trị đủ yếu tố cấu thành cơ bản của tội danh tương ứng của người có hành vi phạm tội, cụ thể trong trường hợp này tài sản mà Đ tiêu thụ dưới 02 triệu đồng, chưa đủ yếu tố cấu thành tội “ Trộm cắp tài sản”. Trong khi đó việc C bị truy tố về tội “ Trộm cắp tài sản” là do có tiền án về tội chiếm đoạt nhưng chưa được xóa án tích, hành vi này Đ hoàn toàn không biết và luật cũng không buộc Đ phải biết trước C đã bị xử lý về hành vi chiếm đoạt trước đó.

Tôi mong nhận được ý kiến trao đổi từ các đồng nghiệp./.

Nguyễn Mậu Sơn- VKS huyện Việt Yên

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:27,799,551
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.133.87.156

    Thư viện ảnh