.

Thứ sáu, 17/05/2024 -14:06 PM

Trao đổi bài viết “Áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự hay Luật thi hành án hình sự?”

 | 

Sau khi đọc bài viết “Áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự hay Luật thi hành án hình sự” của tác giả Giáp Văn Hùng- VKSND huyện Tân Yên, tôi có ý kiến trao đổi như sau:

Trước hết cần thực hiện thủ tục hủy bỏ quyết định hoãn thi hành án đối với H. Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện thực hiện việc áp giải H đi chấp hành án, sau đó thực hiện thủ tục trích xuất phạm nhân để tạm giam phục vụ điều tra, truy tố, xét xử. Bởi lẽ:

- Quyết định hoãn thi hành án đã được ban hành và đang trong quá trình thực hiện, do vậy cần thiết phải áp dụng đúng trình tự, thủ tục hủy bỏ quyết định trên theo tinh thần của Luật thi hành án hình sự.

- Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình điều tra, giải quyết vụ án, đồng thời vẫn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của H thì cần thiết phải trích xuất H về tạm giam, theo quy định tại Công văn số 3225/C81-C83 ngày 13/11/2017 của Tổng cục VIII – Bộ Công an “Khi nhận được quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam, bản cáo trạng đối với phạm nhân đang chấp hành án tại trại do các Cơ quan tố tụng có thẩm quyền gửi đến” thì trại giam làm ngay văn bản đề nghị Cơ quan, người có thẩm quyền ký quyết định khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam, ra bản cáo trạng làm thủ tục trích xuất phạm nhân về trại tạm giam, nhà tạm giữ để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử theo đúng quy định.

Thủ tục trích xuất phạm nhân về tạm giam được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 30/05/2013 hướng dẫn thực hiện trích xuất phạm nhân để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử.

Cần thiết phải thực hiện việc trích xuất, bởi lẽ:

+ Quá trình giải quyết vụ án yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng phải tiếp xúc nhiều lần với H, phục vụ việc lấy lời khai cũng như áp dụng các biện pháp điều tra khác. Như vậy, thủ tục trích xuất phạm nhân mỗi lần gặp trong khi chấp hành án, cũng như thực tế nơi giam phạm nhân thường cách xa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án sẽ gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

+ Việc trích xuất phạm nhân về tạm giam vẫn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của H: Bởi theo quy định pháp luật thì thời hạn tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, một ngày giam bằng một ngày tù. Do vậy, việc H đi chấp hành hình phạt tù hay bị tạm giam phục vụ điều tra, truy tố, xét xử trên thực tế không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của H.

Mặt khác, việc đảm bảo chế độ ăn, ở và quản lý đối với người bị tạm giam là phụ nữ có thai cần được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 35 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam. Đồng thời còn để đảm bảo tính quy phạm, áp dụng thống nhất cho cả các trường hợp người đang hoãn chấp hành án khác, mà phạm một tội mới.

Theo quan điểm của tôi thì cần thiết phải tạm giam H, tuy nhiên cần thực hiện qua các trình tự, thủ tục đã nêu trên để đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật./.

Nguyễn Khắc Tú- VKSND Lục Ngạn

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:27,920,057
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.226.98.183

    Thư viện ảnh