.

Thứ bảy, 04/05/2024 -16:53 PM

Tổng hợp ý kiến trao đổi bài viết “Xác định số tiền bị chiếm đoạt trong vụ án cưỡng đoạt tài sản”

 | 

Sau khi tác giả Vũ Văn Thành có bài viết “Xác định số tiền bị chiếm đoạt trong vụ án cưỡng đoạt tài sản” đăng trên trang tin điện tử ngành Kiểm sát Bắc Giang ngày 26/9/2017,Ban biên tập nhận được 03 ý kiến phản hồi của các đồng chí Trịnh Anh Tuấn- VKSND huyện Lục Nam; Nguyễn Văn Tuyển- Phòng 2 và Nguyễn Hồng Hạnh- Thanh tra VKSND tỉnh Bắc Giang.

>>>Xác định số tiền bị chiếm đoạt trong vụ án “Cưỡng đoạt tài sản”

Tất cả các ý kiến phản hồi của ba tác giả đều có chung quan điểm xác định tài sản mà Phạm Thị T chiếm đoạt của Nguyễn Văn K là 40 triệu đồng chứ không phải là chiếc xe máy của K với những lập luận như sau:

- Dấu hiệu đặc trưng về mặt khách quan của tội phạm “Cưỡng đoạt tài sản” là người phạm tội đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

- Hành vi của T hẹn anh K đến quán cà phê và nói “Có 5 anh em đang chờ ở dưới để xử lý K” sau đó phạt 40 triệu và giữ xe máy của K để buộc mang số tiền 40 triệu đến chuộc là hành vi dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của K để nhằm chiếm đoạt số tiền 40 triệu đồng. Đối tượng tài sản mà T nhằm chiếm đoạt là số tiền 40 triệu đồng chứ không phải là chiếc xe máy.

- Việc T giữ chiếc xe máy của K rồi mang về nhà mình để chỉ là một trong các thủ đoạn uy hiếp tinh thần nhằm chiếm đoạt tiền của K chứ không phải là hành vi chiếm đoạt chiếc xe máy.

- Tội phạm cưỡng đoạt tài sản đã hoàn thành về mặt pháp lý kể từ thời điểm T có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần K để nhằm chiếm đoạt của K số tiền 40 triệu đồng nhưng việc chiếm đoạt tài sản chưa hoàn thành, hành vi phạm tội vẫn tiếp diễn trên thực tế nên T mới bị bắt quả tang vào ngày hôm sau.

- Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS năm 1999 có quy định:“Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi xâm phạm sở hữu có ý định xâm phạm đến tài sản có giá trị cụ thể theo ý thức chủ quan của họ, thì lấy giá trị tài sản đó để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm phạm”.

- Quan điểm của tác giả cho rằng cần xác định T chiếm đoạt của anh K tài sản (chiếc xe máy) là chưa chính xác. T có thể tạm thời chiếm hữu chiếc xe và có thể cả sử dụng trong một thời gian nhất định nhưng T không có quyền định đoạt chiếc xe (mang bán, cầm cố..) và thực tế T cũng không có ý thức chủ quan cũng như không có hành vi định đoạt chiếc xe đó, thể hiện ở việc khi T gọi điện hẹn K mang tiền đến chuộc xe thì bị Công an bắt quả tang.

Tóm lại, cần xác định tài sản mà T chiếm đoạt của anh K là số tiền 40 triệu đồng khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Phạm Thị T về tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo Điều 135 BLHS./.

                                                                       Ban biên tập

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:27,833,936
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.144.193.129

    Thư viện ảnh