.

Thứ bảy, 04/05/2024 -01:15 AM

Tổng hợp các ý kiến trao đổi về bài viết: “Vướng mắc trong giải quyết bồi thường tổn thất về tinh thần trong vụ án hình sự”.

 | 

Sau khi tác giả Ngô Thị Thắm có bài viết “Vướng mắc trong giải quyết bồi thường tổn thất về tinh thần trong vụ án hình sự” đăng trên Trang tin điện tử VKSND tỉnh Bắc Giang ngày 19/4/2017.Ban biên tập nhận được 2 ý kiến trao đổi, phản hồi của các đồng chí Trần Văn Trí-VKS huyện Yên Thế và Nguyễn Thị Minh Tuyết-VKS huyện Lạng Giang. Hai ý kiến phản hồi có quan điểm như sau:

>>> Vướng mắc trong giải quyết bồi thường tổn thất về tinh thần trong vụ án hình sự.

1- Đồng chí Nguyễn Thị Minh Tuyết-VKS huyện Lạng Giang đồng ý với quan điểm thứ hai, tức là không chấp nhận đề nghị của Luật sư bồi thường tổn thất tinh thần cho cháu C, bởi lẽ:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 590 BLDS năm 2015: “Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền đểbù đắp tổn thất về tinh thầnmà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận ; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định” .

Nghị quyết số 03/2006 /NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 hướng dẫn về nguyên tắc chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ bốn yêu tố đó là: phải có thiệt hại xảy ra, phải có hành vi trái pháp luật, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra và phải có lỗi (cố ý hoặc vô ý)

Tại điểm b, tiểu mục 1.1, mục 1, Phần I Nghị quyết sô 03/2006 hướng dẫn: “Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mấy uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm.. và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu...”.

Tại các điểm a, b tiểu mục 1.5, mục 5, Phần II Nghị quyết số 03/2206 hướng dẫn xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau:

a) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thườngcho chính người bị thiệt hại.

b) Trong mọi trường hợp, khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của người bị thiệt hại…

Như vậy, theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006 của HĐTP TAND tối cao thì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm chỉ phải bồi thường tổn thất về tinh thần cho chính người đó chứ không có trách nhiệm bồi thường cho những người thân thích của người đó.

2. Đồng chí Trần Văn Trí- VKS huyện Yên Thế: Tôi đồng ý với quan điểm thứ nhất tức là cần yêu cầu bị cáo phải bồi thường cho cháu C. Tuy nhiên cần phải hiểu đây là trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, vì cháu C bị thiệt hại về sức khỏe tâm thần chứ không chỉ đơn thuần là tổn thất về tình thần như tác giả phân tích. Do sức khỏe tâm thần cháu C bị thiệt hại nên cần đến cơ sở chuyên môn để giám định mức độ thiệt hại, nguyên nhân thiệt hai có phải hành vi của Chu Văn A gây ra hay không? Khi xác định được mức độ thiệt hại sức khỏe tâm thần của cáu C, thiệt hại đó do chứng kiến hành vi của Chu Văn C gây thương tích cho Trịnh Văn B là bố cháu C thì lấy chi phí khám chữa bệnh, điều trị cho cháu C làm căn cứ yêu cầu bồi thường. Trường hợp này có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường bằng một vụ án dân sự độc lập (nếu việc cháu C chữa trị mất nhiều thời gian).

Ban biên tập

 

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:27,826,966
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.144.202.167

    Thư viện ảnh