.

Thứ ba, 30/04/2024 -02:17 AM

Bài viết trao đổi “Lý Đăng K phạm tội gì?”

 | 

Ngày 13/3/2017, trang tin điện tử của ngành Kiểm sát Bắc Giang đăng bài viết trao đổi “Lý Đăng K phạm tội gì?”. Tôi xin nêu quan điểm trao đổi với tác giả và đồng nghiệp như sau:

>>> Lý Đăng K phạm tội gì ?

Trước hết, tôi đồng nhất với quan điểm của tác giả xác định hành vi của Lý Đăng K phạm vào nhóm tội phạm về chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, để có cơ sở xác định chính xác tội danh của Lý Đăng K  thì cần phân tích dấu hiệu đặc trưng của hành vi khách quan trong một số tội chiếm đoạt tài sản, cụ thểnhư sau:

- Tội cướp tài sản: Hành vi khách quan của tội phạm này là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vikhác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

+ Hành vi dùng vũ lực là hành vi (hành động) mà người phạm tội đã thực hiện, tác động vào cơ thể của nạn nhân nhằm chiếm đoạt tài sản.

+ Hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc là hành vi dùng lời nói hoặc hành động đe doạ người bị hại nếu không đưa tài sản thì vũ lực sẽ được thực hiện ngay tức khắc.

+ Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được là không dùng vũ lực, không đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng lại làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Ví dụ: cho người bị hại uống thuốc mê, thuốc ngủ, thuốc độc... làm cho người bị hại không còn khả năng chống cự nhằm chiếm đoạt tài sản.

- Tội cướp giật tài sản: Đặc trưng của tội phạm này là hành vi “giật”, tức là giằng lấy tài sản về mình một cách nhanh chóng, tạo ra yếu tố bất ngờ đối với chủ sở hữu hoặc người đang quản lý tài sản làm cho họ không có khả năng giữ được tài sản đang quản lý. Hành vi giật tài sản của người phạm tội được thực hiện một cách công khai, không có ý thức che giấu hành vi của mình đối với chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản và những người khác.

- Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản: Hành vi khách quan của tội phạm này là chiếm đoạt bằng hình thức công khai, thủ đoạn lợi dụng sơ hở hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như: thiên tai, hoả hoạn…làm cho người có tài sản lâm vào tình trạng không thể bảo vệ được tài sản của mình.

- Tội trộm cắp tài sản: Hành vi khách quan của tội phạm là chiếm đoạt tài sản bằng hình thức lén lút, thủ đoạn lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản để thực hiện hành vi chiếm đoạt mà người quản lý tài sản không biết.

Đối chiếu hành vi chiếm đoạt tài sản của Lý Đăng K với những dấu hiệu đặc trưng tronghành vi khách quan củamột số tội phạm như đã phân tích trên, thì thấy có hai trường hợp có thể xảy ra:

+ Nếu K tiếp cận và lấy xe mô tô trước sự quản lý của các thành viên tổ công tác Công an huyện B một cách công khai,nhanh chóng nổ xe máy bỏ chạy thì bị phát hiện, ngăn cản ngay tại thời điểm đó. Như vậy, hành vi của K là hành vi công khai, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản, không có dấu hiệu dùng vũ vực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lén lút chiếm đoạt tài sản. Do đó, hành vi của K cấu thành tội “Cướp giật tài sản” theo Điều 136 Bộ luật hình sự.

+ Nếu K tiếp cận và lấy xe mô tô khi các thành viên tổ công tác Công an huyện B sơ hở trong việc quản lý tài sản, chỉ đến khi K lấy được xe mô tô đi được 01 đoạn (khoảng 03 m) thì mới bị phát hiện và ngăn cản, như vậy hành vi của K là lén lút chiếm đoạt tài sản, tội phạm do K thực hiện đã hoàn thành; việc K tăng ga xe máy bỏ chạy không phải là hành vi tấn công để chiếm đoạt tài sản mà chỉ là hành vi trốn chạy cùng với tài sản vừa chiếm đoạt. Do đó, hành vi của K cấu thành tội “Trộm cắp tài sản” theo Điều 138 Bộ luật hình sự.

Tôi mong nhận được ý kiết phản hồi của các đồng nghiệp. 

Đặng Đức Hùng-VKS thành phố Bắc Giang

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:27,798,353
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.221.85.33

    Thư viện ảnh