.

Thứ tư, 08/05/2024 -15:11 PM

Ai phạm tội, phạm tội gì?

 | 

Ngày 15/4/2022, trên đường liên xã, thuộc thôn L, xã T, huyện H, tỉnh B xảy ra vụ tai nạn giao thông. Xe mô tô do chị X điều khiển hướng xã T đi xã Đ qua 01 khung bạt đám cưới của gia đình ông Y dựng bên phải đường theo chiều đi của chị X (chiếm ½ lòng đường). Khi chị X điều khiên xe mô tô vừa qua khỏi vị trí có khung bạt đám cưới thì đâm vào xe ô tô tải ben do M điều khiển đi ngược chiều theo chiều đi bên phải của M vàgây tai nạn. Hậu quả: Chị X bị thương tích với tỷ lệ tổn thương là 62%.

Đối với trường hợp nêu trên, có một số quan điểm giải quyết sau:

Quan điểm thứ nhất: M trong quá trình điều khiển xe ô tô tham gia giao thông đường bộ đã vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật giao thông đường bộ; khoản 1 Điều 5 Thông 31 ngày 29/8/2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, cho nên M đã phạm tội: Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, theo điểm a khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự.

Quan điểm thứ hai: Căn cứ khoản 3 Điều 8 Luật giao thông đường bộ, quy định về các hành vi bị nghiêm cấm thì ông Y đã phạm tội: Cản trở giao thông đường bộ, theo khoản 1 Điều 261 Bộ luật hình sự.

Quan điểm thứ ba: Cả M và Y đều phạm tội, trong đó:

M phạm tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”, quy định tại điểm a khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự;

Ông Y phạm tội: Cản trở giao thông đường bộ, theo quy định tại khoản 1 Điều 261 Bộ luật hình sự.

Tôi đồng ý với quan điểm thứ nhất. Rất mong nhận được những ý kiến phản hồi của các quý vị độc giả./.

Đào Duy Đông- Viện KSND huyện Lục Ngạn

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:27,858,678
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:13.58.247.31

    Thư viện ảnh