.

Thứ bảy, 27/04/2024 -08:02 AM

Tòa án giải quyết án phí dân sự sơ thẩm đúng hay sai?

 | 

<>Hỏi

Tôi là người dân tộc Tày, có địa chỉ thường trú tại thôn Đồng Dầu, xã An Bá, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Ngày 12/10/2017 Tòa án nhân dân huyện S đã xét xử vụ án "Tranh chấp hợp đồng vay tài sản" giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn N với bị đơn là tôi và bà Nông Thị B (bà B là vợ tôi sinh tháng 8/1957; bà B là người dân tộc Tày có địa chỉ thường trú tại thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang). Tòa án đã xử buộc tôi và bà B mỗi người phải trả cho ông N số tiền là 300.000.000đ và buộc tôi và bà B mỗi người phải chịu 15.000.000đ tiền án phí dân sự sơ thẩm. Ngày 15/10/2017 tôi và bà B kháng cáo không đồng ý với việc Tòa án buộc tôi và bà B phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Tòa án đã thông báo yêu cầu tôi và bà B mỗi người phải nộp 300.000đ tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. Việc Tòa án buộc tôi và bà B phải chịu án phí dân sự sơ thẩm và phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm như nêu trên có đúng hay không?

                                                                   Nông Văn C- huyện Sơn Động

                                                               

<>Trả lời có tính chất tham khảo

Tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Chính Phủ quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án trong đó có quy định người cao tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí.

Điều 2 Luật người cao tuổi quy định: Người cao tuổi được quy định trong luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

Theo danh sách thôn đặc biệt khó khăn ban hành kèm theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng chính phủ thì thôn Đồng Dầu, xã An Bá, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang thuộc thôn đặc biệt khó khăn.

Đối chiếu với các quy định nêu trên thì ông C là người dân tộc thiểu số ở thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; bà B là dân tộc thiểu số, không sống ở nơi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhưng bà B là người cao tuổi (tính đến khi Tòa án xét xử vụ án theo thủ tục sơ thẩm bà B đã trên 60 tuổi). Nên cả ông C và bà B đều thuộc trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, miễn án phí. Việc Tòa án buộc ông C,  bà B phải chịu án phí dân sự sơ thẩm và nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm là không đúng quy định của pháp luật. Khi giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm, Tòa án phải chấp nhận kháng cáo của ông C và bà B; miễn án phí dân sự sơ thẩm cho ông C, bà B; hoàn trả cho ông C, bà B tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp./.

                                                              Nguyễn Thị Tuyết- Phòng 9

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:27,772,101
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.119.126.80

    Thư viện ảnh