.

Thứ bảy, 27/04/2024 -02:55 AM

Người thuộc hộ cận nghèo có được hưởng trợ giúp pháp lý không?

 | 

<>Hỏi

Con trai tôi năm nay 17 tuổi 11 tháng. Vừa qua, con tôi cùng một nhóm bạn đi dự sinh nhật. Trên đường về nhà, nhóm bạn của con tôi xảy ra va chạm với một nhóm thanh niên cùng xã và xảy ra mâu thuẫn to tiếng, dẫn đến xô xát. Nhóm bạn của con tôi đã dùng gạch đá tấn công nhóm thanh niên cùng xã và gây thương tích cho anh Nguyễn Văn H, hậu quả làm anh H bị mất 26% sức khỏe.

Con tôi bị khởi tố về hành vi "Cố ý gây thương tích" với vai trò đồng phạm. Gia đình tôi đang thuộc diện hộ cận nghèo, con tôi có được hưởng trợ giúp pháp lý không? Nếu được trợ giúp pháp lý, thì được hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ gì?

                                                                                         (Đồng Thị Thuận - Huyện L).

<>Trả lời có tính chất tham khảo

Thứ nhất: Về đối tượng được trợ giúp pháp lý:

         Con của bà khi thực hiện hành vi phạm tội mới 17 tuổi 11 tháng và thuộc hộ cận nghèo; theo quy định pháp luật thì con trai của bà thuộc diện người được trợ giúp pháp lý. Cụ thể theo quy định tại các khoản 5, khoản 6 Điều 7 của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 như sau:

         "5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

         6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo".

         Thứ hai: Về quyền lợi và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý:

         Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý tại Điều 8, Điều 9, cụ thể như sau:

         "Điều 8. Quyền của người được trợ giúp pháp lý:

         1. Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

         2. Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.

         3. Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.

         4. Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.

         5. Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này.

         6. Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.

         7. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

         Điều 9. Nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý:

         1. Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

         `2. Hợp tác, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu, chứng cứ đó.

         3. Tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

         4. Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về cùng một vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thụ lý, giải quyết.

         5. Chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý".

         Như vậy, theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý thì con trai của bà Đồng Thị Thuận là người được trợ giúp pháp lý. Để thực hiện quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý, bà và con trai của bà cần liên hệ với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thuộc Sở Tư pháp và Văn phòng Luật sư để được tư vấn và giúp đỡ kịp thời.

                (Luật sư Hoàng Đức Trình - Văn phòng Luật sư Đồng tâm và Cộng sự).

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:27,770,392
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.19.56.114

    Thư viện ảnh