.

Thứ sáu, 19/04/2024 -01:45 AM

Thi hành án đã xong hay chưa?

 | 

Theo Quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự thì anh Nguyễn Văn H đồng ý để chị Vũ Thị C được nuôi dưỡng con chung là cháu Nguyễn Văn B, sinh ngày 20/11/2012. Ngày 31/10/2019, Chấp hành viên Chi cục thi hành án dân sự huyện E tổ chức giao cháu B cho chị C nuôi dưỡng theo đơn yêu cầu thi hành án của chị C. Tại hội trường UBND xã L với các thành phần gồm có: cháu B, người phải thi hành án, người được thi hành án, chấp hành viên, cán bộ Chi cục THADS, Kiểm sát viên, đại diện lãnh đạo UBND xã, trưởng công an xã, cán bộ tư pháp xã, trưởng thôn nơi anh H cư trú. Tại buổi làm việc: anh H đồng ý tự nguyện giao cháu B cho chị C nuôi dưỡng, chị C đã nhận cháu B. Sau đó, tất cả những người có mặt tại buổi làm việc đã ký vào biên bản do Chấp hành viên chi cục THADS lập. Tuy nhiên, tại sân UBND xã, khi chị C đưa cháu B lên xe ô tô đi về, cháu B không nhất trí theo mẹ, gào khóc. Thấy vậy, anh H chặn xe rồi cùng mẹ đẻ và em gái giằng cháu B ra khỏi xe ô tô kiên quyết không cho chị C đưa cháu B đi. Sau đó, cháu B bỏ chạy ra khỏi UBND xã.

- Quan điểm thứ nhất: Việc thi hành án đã xong. Lý do: biên bản về việc giao nhận con cho người được nuôi dưỡng đã lập có đầy đủ thành phần tham gia, anh H tự nguyện giao con, chị C đã nhận con và tất cả đã ký giao nhận vào biên bản.Việc khi lên xe ô tô cháu B bị anh H giằng lại, cơ quan THA không có trách nhiệm  giao lại con cho chị C.

- Quan điểm thứ hai: Việc thi hành án chưa xong. Lý do: Mặc dù biên bản về việc giao nhận con cho người được nuôi dưỡng với nội dung: anh H tự nguyện giao con, chị C đã nhận con và tất cả đã ký giao nhận vào biên bản. Tuy nhiên đây mới chỉ đã xong về mặt thủ tục hành chính. Còn trên thực tế, chị C chưa đưa được cháu B ra khỏi UBND xã. Khi đưa cháu lên xe ô tô, anh H và người thân đã giằng cháu lại, không cho chị C đưa cháu đi là hành vi cản trở thi hành án. Đối với việc này, cơ quan thi hành án cần lập biên bản sau đó phối hợp với  chính quyền địa phương, tổ chức chính trị xã hội thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án. Nếu không tự nguyện, chấp hành viên ra quyết định phạt tiền ấn định thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định phạt tiền tự nguyện giao con. Hết thời hạn trên không thực hiện thì chấp hành viên tổ chức cưỡng chế theo quy định.

Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai, rất mong nhận được ý kiến trao đổi của các đồng chí./.

Vũ Thị Lành- Viện KSND huyện Yên Dũng

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:27,691,111
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.141.27.244

    Thư viện ảnh