.

Thứ bảy, 20/04/2024 -10:19 AM

Quy định mới về “Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự” theo Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)

 | 

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) bổ sung nhiều quy định mới quan trọng về căn cứ miễn trách nhiệm hình sự. Theo đó, Bộ luật hình sự năm 2015 đã quy định cụ thể các căn cứ “đương 

Thứ nhất, bổ sung căn cứ người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (điểm a khoản 1 Điều 29 BLHS).

Thứ hai, căn cứ khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa là một trong những căn cứ để đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS năm 1999 thì căn cứ này được chuyển thành căn cứ để có thể được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 29 BLHS năm 2015.

Thứ ba, bổ sung quy định khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự (điểm b khoản 2 Điều 29 BLHS năm 2015).

Thứ tư, điểm c khoản 2 Điều 29 BLHS năm 2015 bổ sung tình tiết “lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận”. Theo đó,ngoài căn cứ người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 Điều 25 BLHS năm 1999 là: trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm thì người phạm tội cần lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận thì mới có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Thứ năm, bổ sung quy định: “Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. (khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015).

Quy định này, thực tế hiện nay đã được áp dụng để không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số trường hợp người có hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và hành vi trộm cắp tài sản thuộc trường hợp ít nghiêm trọng đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại và được người bị hại, người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và có đơn đề nghị miễn trách nhiệm hình sự. Vì vậy, số người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các loại tội phạm này đã có xu hướng giảm đặc biệt là tội phạm về “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.

Như vậy, so với quy định tại Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999 thì các quy định tại Điều 29 Bộ luật hình sự năm 2015 đã mở rộng phạm vi miễn trách nhiệm hình sự qua đó cũng thể hiện chính sách của nhà nước trong việc hạn chế xử lý bằng biện pháp hình sự đối với người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do lỗi vô ý./.

Nguyễn Thị Huệ- VKSND huyện Tân Yên

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:27,700,970
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.118.30.253

    Thư viện ảnh